HIẾN CHƯƠNG
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1: DANH XƯNG
Danh
xưng của Hội Thánh là: HỘI THÁNH BÁP-TÍT ĐỘC LẬP VIỆT NAM.
ĐIỀU 2: GIÁO HIỆU - ẤN TÍN
Giáo
hiệu của Hội Thánh là một hình thập tự giá, phần trên là quả địa cầu, phần
dưới là cuốn Kinh Thánh, hình bản đồ Việt Nam và một ngọn lửa Thánh Linh .
Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam sử dụng hai khuôn dấu pháp lý ở cấp Ban Điều
Hành Hội Thánh Trung ương (Tổng Hội) và Hội Thánh địa phương.
Mẫu
ấn tín như sau: Ở giữa là Giáo hiệu, nửa trên là hàng chữ: HỘI THÁNH BÁP TÍT
ĐỘC LẬP VIỆT NAM
, nửa dưới là hàng chữ: BAN ĐIỀU HÀNH TỔNG HỘI hoặc tên Hội Thánh địa phương.
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH
Hội
Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam
là một tổ chức Giáo hội Tin lành Báp Tít giữa vòng các Giáo hội Báp Tít trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.
Kết hợp tất cả những người Việt Nam cùng một lòng tin kính Đức Chúa Trời , cùng
được cứu rỗi bởi Đức Chúa Jêsus Christ, cùng nhận quyền phép của Đức Thánh
Linh, để rao giảng Phúc Âm và thành lập Hội Thánh
ĐIỀU 4: TÔN CHỈ
Tôn
chỉ của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam là : “ Thờ phượng Chúa, yêu mến
Chúa ,yêu thương mọi người, sống phúc âm, gắn bó với dân tộc” ( Mathiơ. 22:37-40).
ĐIỀU 5: PHƯƠNG HƯỚNG
Hội
Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam
tôn trọng thẩm quyền của Hội Thánh Báp Tít địa phương về tổ chức và quản trị.
Hổ trợ hoặc cố vấn Hội Thánh địa phương khi có nhu cầu. Chỉ thực hiện nghị
quyết của Đại hội như đã thống nhất trong Hiến Chương và quy chế hoạt động.
ĐIỀU 6: THÁNH LỄ - GIÁO LỄ
a)
Thánh lễ:
Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam
thi hành hai thánh lễ:
- Lễ
Báp Tem.
- Lễ Tiệc Thánh.
b)
Giáo lễ:
-
Lễ Giáng Sinh
-
Lễ Phục Sinh
-
Lễ Thành Hôn
-
Lễ Tang
-
Lễ dâng con
-
Lễ tấn phong (mục sư, chấp sự)
-
Lễ cảm tạ
ĐIỀU 7: TRỤ SỞ
Trụ
sở tạm thời đặt tại số 546/16/11 Bình Qưới, Phường 28, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ
Chí Minh.
ĐIỆN
THOẠI: 083. 5563161 - 0902 467934 FAX- ( 08 ) 35563161
EMAIL:
cog_cog
2003@yahoo.com- , Thanhlevinh@ymail.com, lienhoi12@yahoo.com
CHƯƠNG II:
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
ĐIỀU 8: HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Hệ thống tổ chức
của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam
gồm hai cấp: Hội Thánh Báp Tít địa phương và Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam.
Hội Thánh Báp Tít
địa phương là cấp cơ sở. Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam là
cấp trung ương, bao gồm tất cả các Hội Thánh địa phương trực thuộc.
ĐIỀU 9: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
Hội Thánh
Báp Tít Độc lập Việt Nam
là một Giáo hội Tin Lành tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hội Thánh
Báp Tít Độc Lập Việt Nam
là một tổ chức Giáo Hội độc lập với các tổ chức, hệ phái Tin Lành trong nước
và nước ngoài.
CHƯƠNG III:
HỘI THÁNH BÁP –TÍT ĐỊA
PHƯƠNG.
ĐIỀU 10: QUYỀN CÔNG NHẬN HỘI THÁNH BÁP-TÍT ĐỊA
PHƯƠNG.
Quyền công nhận Hội Thánh Báp Tít địa phương thuộc Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam do Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam quyết định,
ĐIỀU 11: QUẢN NHIỆM VÀ BAN ĐIỀU HÀNH HỘI THÁNH
BÁP-TÍT ĐỊA PHƯƠNG.
Hội Thánh
Báp Tít địa phương được điều hành dưới quyền chủ tọa của quản nhiệm thông qua Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít địa phương.
Khoản 1:
Quản nhiệm Hội Thánh Báp Tít địa phương thuộc thành viên của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam là người được Hội Thánh địa phương tín nhiệm
và được Ban Điều Hành Hội Thánh Độc Lập Việt Nam công nhận hoặc bổ nhiệm.
Quản nhiệm của Hội Thánh Báp Tít địa phương có thể là Mục sư, Mục sư nhiệm chức, Thầy truyền
đạo hay là một người nam đang giữ một cương vị lãnh đạo nào đó trong Hội Thánh
.
Khoản 2:
Ban Điều Hành Hội-thánh
Báp Tít địa phương
Nhân sự Ban Điều
Hành Hội Thánh Báp Tít địa phương là những chấp sự có uy tín được hội chúng
bầu vào theo hình thức bầu cử công khai
hoặc đề cử tùy theo sinh hoạt của Hội Thánh địa phương , có nhiệm kỳ hai
năm và ít nhất là 4 người.
ĐIỀU 12: HỘI ĐỒNG THƯỜNG NIÊN, HỘI ĐỒNG BẤT THƯỜNG,
HỘI ĐỒNG BỒI LINH CỦA HỘI THÁNH BÁP-TÍT ĐỊA PHƯƠNG.
1.
Hội
đồng thường niên của Hội Thánh Báp Tít địa phương do quản nhiệm triệu tập và
chủ tọa, được tổ chức hằng năm vào khoản quý một của ba tháng đầu năm.
2.
Hội
đồng bất thường của Hội Thánh Báp Tít địa phương do quản nhiệm triệu tập và chủ
tọa, được tổ chức khi có việc triệu tập bất thường.
3.
Hội
đồng bồi linh của Hội Thánh Báp Tít địa phương do quản nhiệm triệu tập và chủ
tọa, có thể được tổ chức hằng năm tùy theo nhu cầu và khả năng của Hội Thánh Báp Tít
địa phương.
CHƯƠNG IV:
HỘI THÁNH BÁP TÍT ĐỘC LẬP
VIỆT NAM
ĐIỀU 13: ĐẠI HỘI – HỘI ĐỒNG
Đại hội được tổ
chức bảy năm một lần .
Hồi đồng bồi
linh được tổ chức mỗi năm một lần.
Hội đồng bất
thường sẽ được triệu tập mỗi khi cần thiết.
ĐIỀU 14:
ĐẠI HỘI.
-
Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam chịu trách nhiệm triệu tập đại hội.
-
Ban
điều hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam chịu trách nhiệm lập quỹ.
-
Đại
hội bầu cử và trao cho ban điều hành quyền điều hành công việc của Hội Thánh
trong thời gian giữa hai kỳ đại hội đồng..
ĐIỀU 15: ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI.
1.
Thành
phần:
- Thành viên ban điều hành Hội Thánh Báp Tít
Độc Lập Việt Nam.
- Giáo phẩm đương chức.
- Đại biểu Hội Thánh Báp Tít địa phương.
2. Tiêu chuẩn:
- Đại biểu đại hội là những người không vi
phạm kỷ luật của Hội Thánh và pháp luật của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam.
3. Nhiệm vụ - Quyền hạn:
- Đại biểu đại hội có quyền ứng cử , bầu
cử, phát biểu ý kiến, và chất vấn Ban điều hành Hội Thánh. Đồng thời, có trách
nhiệm tuân thủ nội quy , kỷ luật đại hội.
ĐIỀU 16: NGHỊ TRÌNH ĐẠI HỘI
Các đề nghị
trình đại hội phải được Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam và Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít địa phương thông qua.( Trường hợp ngoại lệ phải
giải trình lý do).
ĐIỀU 17: NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI.
-
Bầu
cử chủ tọa đoàn và các tiểu ban phục vụ
đại hội.
-
Đánh
giá các báo cáo , giải quyết và quyết định các vấn đề của Hội Thánh.
-
Hoạch
định đường lối hoạt động và phát triển chung của Hội Thánh.
-
Bầu
cử ban điều hành của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam.
-
Đại
hội bầu ban điều hành của Hội Thánh bằng
phiếu kín theo nguyên tắc công khai, dân chủ .
-
Đại
hội có thẩm quyền cao nhất chấp thuận hoặc phủ quyết , khiển trách hoặc
miễn nhiệm các thành viên trong
ban điều hành Hội Thánh.
ĐIỀU 18: THÀNH PHẦN BAN ĐIỀU HÀNH HỘI THÁNH BÁP TÍT ĐỘC LẬP VIỆT NAM.
Thành phần Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam gồm:
- Chủ Tịch:
+ Chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của Hội Thánh và trước Đại Hội.
+ Chủ tọa các cuộc họp của Ban Điều Hành và triệu tập các cuộc họp bất thường.
+ Duyệt chi tài chính theo kế hoạch và bất thường theo quy định.
+ Đại diện cho Ban Điều Hành Hội Thánh về đối nội và đối ngoại.
- Phó Chủ Tịch:
+ Thay mặt Chủ Tịch khi có ủy quyền.
+ Phối hợp với Chủ Tịch trong mọi công việc của Hội Thánh.
+ Quyền Chủ Tịch khi:
* Sức khỏe của Chủ Tịch yếu và có ý kiến của Chủ Tịch.
* Sức khỏe của Chủ Tịch quá yếu không có khả năng có ý kiến thì Ban Điều Hành quyết định.
+ Khi Phó Chủ Tịch không có khả năng thi hành nhiệm vụ thì Tổng Thư Ký quyền Phó Chủ Tịch.
- Tổng Thư Ký:
+ Điều hành công việc văn phòng.
+ Soạn thảo văn bản.
+ Phối hợp với Chủ Tịch , Phó Chủ Tịch và Ban Điều Hành lên kế hoạch thực hiện.
+ Giữ con dấu.
- Tổng Thủ Qũy:
+ Quản lý tài chính.
+ Tổng Thủ Qũy báo cáo tiền tồn quỹ hằng tháng cho Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch.
+ Tổng Thủ Qũy chỉ giữ tiền mặt tối đa là: 15% của tổng số tiền hiện có.
- Các ủy viên: Phối hợp với Ban Điều Hành cùng làm việc.
ĐIỀU 19: HỘI ĐỒNG BỒI LINH.
Hội đồng bồi linh Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam do Chủ Tịch Ban Điều Hành Hội Thánh triệu tập và chủ tọa.
Hội đồng bồi linh được tổ chức mỗi năm một lần, mục đích đáp ứng nhu cầu thuộc linh cho các lãnh đạo Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít địa phương và Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam.
Nội dung, địa điểm, chương trình hội đồng bồi linh do Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam quyết định.
ĐIỀU 20: HỘI ĐỒNG BẤT THƯỜNG.
Hội đồng bất thường của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam do Chủ Tịch Ban Điều Hành Hội Thánh triệu tập và chủ tọa. Được tổ chức khi có việc bất thường cần giải quyết. Hội đồng bất thường của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam được tổ chức phải thỏa mãn một trong các điều khoản sau:
- Khoản 1:
Có hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam kiến nghị bằng văn bản lên Chủ Tịch Ban Điều Hành.
- Khoản 2:
Có một phần hai (1/2) tổng số các Hội Thánh Báp Tít Địa Phương là thành viên của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam kiến nghị bằng văn bản lên Chủ Tịch Ban Điều Hành.
ĐIỀU 21: ĐIỀU KIỆN ỨNG CỬ, HÌNH THỨC BẦU CỬ, NHIỆM KỲ CỦA BAN ĐIỀU HÀNH HỘI THÁNH BÁP TÍT ĐỘC LẬP VIỆT NAM.
1. Ứng cử viên được bầu vào Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam phải là lãnh đạo thuộc linh trưởng thành ; Là nhân sự Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít địa phương, đang thi hành chức vụ trong các Hội Thánh địa phương, được đề cử hoặc tự ứng cử.
2. Hình thức bầu cử vào Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, bầu cử trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.
3. Nhiệm kỳ Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam là thời gian bảy năm ( 7 năm ) giữa hai kỳ đại hội liên tiếp nhau. Nhiệm kỳ liên tiếp tối đa của chức danh Chủ Tịch Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam là hai nhiệm kỳ.
CHƯƠNG V :
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN
ĐIỀU 22: QUYỀN HẠN.
Tất cả các Hội Thánh địa phương là thành viên của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam có các quyền hạn sau:
1.Đề xuất các ý kiến xây dựng Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam.
2. Giám sát các hoạt động của Ban Điều Hành Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam.
ĐIỀU 23: NGHĨA VỤ
Tất cả các Hội Thánh địa phương là thành viên của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam có các nghĩa vụ sau:
1. Tham dự và ủng hộ đại hội, hội đồng bồi linh, hội đồng bất thường.
2. Hưởng ứng và thực hiện các quyết định đã đề ra.
CHƯƠNG VI:
QUAN HỆ XÃ HỘI
ĐIỀU 24: QUAN HỆ XÃ HỘI
Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam bao gồm các Cơ đốc nhân là công dân tốt, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng pháp luật hiện hành, vâng phục chính quyền, tham gia công tác xã hội, và làm công tác từ thiện, cầu sự bình an cho mọi người.
ĐIỀU 25: QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TIN LÀNH KHÁC
Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam thông công với các hệ phái Tin Lành cùng tín lý trên tinh thần anh chị em trong Đấng Christ: Bình đẳng, tôn trọng, hòa hiếu.Đồng thời, cũng tôn trọng tất cả các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo khác.
CHƯƠNG VII:
TÀI SẢN
ĐIỀU 26: QUYỀN QUẢN TRỊ SẢN NGHIỆP CỦA HỘI THÁNH BÁP TÍT ĐỘC LẬP VIỆT NAM
Ban quản trị sản nghiệp của
Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam do Ban Điều Hành Giáo Hội đề cử, có trách nhiệm quản trị tài sản của Giáo Hội.
ĐIỀU 27: QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG.
- Ban quản trị sản nghiệp của Hội Thánh Báp Tít Độc Lập Việt Nam có quyền chuyển nhượng theo pháp luật của nhà nước hiện hành, sau khi được Ban Điều Hành của Giáo Hội chấp thuận bằng văn bản.
- Các hành vi quản trị sản nghiệp phải được công khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VIII:
TÍN LÝ
ĐIỀU 28: KINH THÁNH
Chúng
tôi tin tưởng rằng: Kinh Thánh là quyển sách chứa đựng Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh do Đức Chúa Trời soi dẫn bởi những tiên tri và các sứ đồ là những người của Đức Chúa Trời viết ra những lời trong Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa đựng những Lời sống và linh nghiệm có thẩm quyền tuyệt đối và tối hậu cho người có đức tin. Kinh Thánh là chân lý, là ánh sáng soi đường trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tín nhân, dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, an ủi để người trở nên trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời.
( Êps 4: 12; Thi 119:105, II Ti 3:16-17; II Phi 1: 20-21)
ĐIỀU 29: ĐỨC CHÚA TRỜI
- Chúng tôi tin có một Đức Chúa Trời chân thật, hiện hữu đời đời, Ngài là Đấng tạo thành trời đất và vạn vật, vũ trụ.(Sáng 1:1,2; Gióp 26:7; Thi 24:1,2; Công 14:15).
- Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu.Ngài có từ buổi sáng thế luôn luôn có mặt và tồn tại đời đời. (Xuất 3:14; Phục 6:4; ).
- Đức Chúa Trời, Ngài hiện hữu đời đời trong Ba Ngôi ( Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh). Không phải có ba Đức Chúa Trời, chỉ có một, Ba Ngôi hiệp lại làm một, đồng một bản chất và quyền năng như nhau. (Sáng 1:26; Ma 28:19; Giăng 1:14; 10:30; IICôr 13:13)
- Chúng ta không thể thấy Đức Chúa Trời vì Ngài là Thần Linh còn chúng ta là con người . Con mắt hữu hạn của loài người không thể nhìn thấy cõi vô hạn của Thần Linh . Tuy nhiên khi chúng ta tin nhận Chúa , Đức Chúa Trời sẽ mở đôi mắt tâm linh của chúng ta, để chúng ta nhìn thấy sự hiện diện, vẻ vinh quang của Đức Chúa Trời ( Êps 1:18; Công 26:18; IICôr 4:4)
- Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã mặc khải cho con người bằng chiêm bao, dị tượng, hoặc qua thiên sứ, nên không ai nhìn thấy Đức Chúa Trời. Trong thời Tân Ước Ngôi Hai của Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus đã giáng thế làm người để loan báo Tin Lành và chết trên thập tự giá để chuộc tội cho loài người nên trong thời đó có người đã thấy, đã nghe và đã rờ được Đức Chúa Trời. ( Hê 1:1.2; Giăng 14:8-11)
ĐIỀU 30: ĐỨC CHÚA JÊSUS VÀ SỰ CỨU RỖI
- Sau khi loài người sa ngã, Đức Chúa Trời đã hứa ban một Đấng Cứu Thế ra từ dòng dõi người nữ, sẽ giày đạp đầu con rắn là ma quỷ ( Sáng 3:14,15).
- Đức Chúa Jêsus Christ là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. là con một của Đức Chúa Trời và cũng là Đức Chúa Trời ( Ma 1:21-23 ; Giăng 14:8-11)
- Theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế sẽ hóa thân làm người, từ hậu duệ của Ap-ra-ham, dòng dõi vua Đa-vit. Ngài sẽ được sanh ra bởi một người nữ đồng trinh tại thành Bết-lê-hem xứ Do-Thái.
( Sáng 12:3; Ê-sai 7:14; 9:5,6;Mi-chê 5:1)
- Chúa Jêsus giáng sinh vào năm thứ nhất Công Nguyên. Con người đã dùng năm sinh của Ngài để bắt đầu một kỷ nguyên mới của nhân loại. (Lu -ca 1: 26-38; 2:1-20; Ma-thi-ơ 1:18-25; 2:1-2)
- Con người đã sa ngã và phạm tội-Kinh Thánh đã cho biết rằng họ phải chết: Chết thể xác, chết tâm linh và chết đời đời. (Ê-xê-chiên 18:4; Rô-ma 6:23; 5:12) . Đức Chúa Trời yêu thương con người không muốn họ phải chết, nên Chúa Jêsus phải giáng sinh làm người để chết thế cho họ.Khi một người tin rằng: Chúa Jêsus đã chết cho mình và nhận Ngài làm cứu Chúa của đời sống mình, họ sẽ được tha tội, được xưng công bình, và được ban cho sự sống đời đời. (Giăng 3:16; Rô-ma 10:8-11)
- Con người phải làm hai việc:
+ Ăn năn, không phải chỉ biết
mình có tội nhưng còn phải đau buồn, xấu hổ, ghê tởm, xưng ra và lìa bỏ
nó ( Thi 51:3; 51:17; Lu ca 22: 61-62; Thi 32:5; Châm 28:13; Công vụ 2:
37-38; 3:19). Nếu ăn năn không thực lòng sẽ bị hư mất đời đời ( Lu ca
13: 3-5).
+ Tin nhận Chúa Jêsus là Cứu Chúa của đời sống mình,
tin rằng Ngài đã chết vì tội lỗi mình, và sống lại để ban cho mình một
cuộc sống mới đời đời ( Giăng 3: 14-18; 3:36; Công vụ 16:31; Rô ma 10:
8-10; ITim 1:15).
- Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi cho con
người không còn nhớ, không còn thấy, đến nổi như chưa hề phạm tội ( Ê
sai 1:18; Thi 103: 12; Ê sai 38:17; 43:25; Khải 1:6).
- Tái sinh
đổi mới để người đó trở nên con cái của Đức Chúa Trời ( Ê xê chiên 36:
26; Giăng 1: 12-13; Giăng 3: 5-8; II Cô r 5:17; Êps 4:24).
- Đức Chúa Trời sẽ ban Thánh Linh ngự vào lòng để biến cải người nên thánh ( Giăng 7: 37-39; 14:17; I Cô r 6:1).
- Có những điểm giống và khác nhau:
+ Ngài có đầy đủ các cảm xúc và cảm giác của con người: Mệt mỏi, đói khát, cảm động, thương xót, vui mừng, buồn bực, sợ hải, khóc thương và chết. ( Giăng 4:6; Mác 15:37)
+ Điểm khác, Ngài hoàn toàn vô tội, không có lỗi, không tỳ vít, , thánh khiết, công chính tuyệt đối. ( Hê 4:15; IGiăng 3:5)
- Chúa Jêsus đã sống trên trần gian 33 năm ( Lu 3:23). Ba năm sau cùng Ngài đi khắp các thành, các làng dạy dỗ trong nhà hội, giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi bệnh tật trong dân ( Ma 9:35-38). Ngài đã kêu gọi mười hai môn đồ theo Ngài để giảng đạo. ( Ma 4: 17-25; 8:14-17; Công 10:36-38)
- Chúa Jêsus bị loài người đóng đinh trên thập tự giá. Đây không phải là thất bại, mà là sự đắc thắng.
+ Chúa Jêsus phải chịu chết để thực hiện trọn vẹn kế hoạch của Đức Chúa Trời ( Êsai 53:1,2; Công vụ 8: 26-35)
+ Chúa Jêsus đã nhiều lần nói trước rằng: Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá và sẽ sống lại. ( Mat 20:28; 16:21; 17:9)
- Chúa Jêsus đến thế gian là để chết chuộc tội cho nhân loại (Mat 20:28;Lu 19:10).
- Sau khi bị đóng đinh, chết và chôn trong mộ, đến ngày thứ ba Chúa Jêsus đã sống lại như lời Ngài đã nói trước (Mat 27:57-66; Giăng 20:19-31).
- Chúa Jêsus đã hiện ra với các môn đồ và ở với họ trong bốn mươi ngày (Mat 28:16-20; Giang 20: 19-21; 21:1-19).
- Các môn đồ giảng về sự sống lại của Chúa Jêsus (Công vụ 1:1-3; 2:22-24; 2:32; 2:36; 3:13-15; Êps 1:20; ITê- xa 4:14).
- Chúa Jêsus sẽ trở lại trên không trung để tiếp đón Hội Thánh Ngài. Chính Ngài sẽ trở lại thế gian trong thân thể và mọi người sẽ thấy Ngài. Ngài sẽ chấm dứt lịch sử loài người và thực hiện kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời bằng cách thi hành sự phán xét , tể trị nước Thiên Hy Niên , sau đó Ngài đem họ vào Nước Đời Đời. ( Hê 9:28; ICô r 15:25-28; Khải 19:11-21; Khải 21-22)
ĐIỀU 31: ĐỨC THÁNH LINH
Đức Thánh Linh là Ngôi Ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh có thân vị, thần tính, tư cách và công việc của Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh chính là Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng đời đời (Hê 9:14); Ngài là Đấng toàn tại ( Thi 139: 7-10); Ngài là Đấng toàn năng ( Lu 1:35); Ngài là Đấng toàn tri ( Giăng 14:26; 16:12-13). Công việc của Đức Thánh Linh trong vũ trụ là dự phần dựng nên trời đất với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con ( Thi 104:30; Sáng 1: 2-3).Công việc của Đức Thánh Linh trong loài người tội lỗi là cáo trách, soi sáng, và hướng dẫn họ đến sự ăn năn tin nhận Chúa Cứu Thế Jêsus ( Giang 15:26-27; 16:8-11; Công vụ 2:36-37).Công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống cơ đốc nhân tái tạo họ để trở nên con người mới, con người của Đức Chúa Trời ( Tít 3:5; Giang 3:3-5; IICô r 5:17. Giải cứu họ ra khỏi quyền lực của tội lỗi, để sống một đời sống thánh khiết ( Rô 7:14-24; 8:3; Êps 4:20-24; IIPhierơ 1:4b).Làm cho họ ngày càng mạnh mẽ (Êps 3:16). Giúp họ tăng trưởng và sanh bông trái tốt trong cuộc sống (Ga 5:22). Ban cho họ quyền năng và ân tứ để giảng dạy (Công 1:3; ICôr 12:1-5; ITêsa 1:5). Dẫn dắt họ từng bước trên chức vụ của mình (Công vụ 8:27-29; 16:6-7).
- Về phương diện hình thức, báp tem bằng nước chúng ta chính thức xác nhận niềm tin của mình vào Chúa Cứu Thế Jêsus và chính thức gia nhập vào một Hội Thánh hữu hình.Về phương diện thuộc linh, chịu báp tem bằng Thánh Linh là chúng ta thực sự bước vào mối thông công mật thiết với Đức Chúa Trời, gia nhập Hội Thánh vô hình của Chúa là chính thân thể của Chúa Jêsus. Có người chịu phép báp tem bằng nước mà chưa chịu phép báp tem bằng Đức Thánh Linh như thuật sĩ Simôn (Công vụ 8:9-24). Trái lại gia đình Cọt nây đã chịu báp tem bằng Thánh Linh trước khi chịu báp tem bằng nước ( Công vụ 10: 44-48).
ĐIỀU 32 : SỰ SÁNG TẠO
- Ban đầu của vũ trụ chỉ là trống không, bóng tối bao trùm. Đức Chúa Trời bằng Lời phán Ngài đã dựng nên trời đất
, muôn vật và cả loài người ( Sáng 1:3, 6,9,11,14,20,24,26; Thi 33:6; Hê 11:3; IIPhi e rơ 3:5).
- Đức Chúa Trời đã lấy bụi đất nắn nên hình người, " hà sinh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một sinh linh" ( Sáng 2:7).
- Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên loài người giống hình ảnh của Ngài ( Sáng 1: 26-27)đó là một đặc ân duy nhất.
- Chỉ có loài người được cai trị muôn loài do Đức Chúa Trời sáng tạo ( Sáng 1: 16-28; Thi 8:6).
- Chỉ có loài người được phép thông công với Đức Chúa Trời và tôn thờ Ngài ( Sáng 4: 3-7,26; Thi 95: 6; 96:9).
- Chỉ có loài người có linh hồn và bất diệt ( Ê xê chiên 18:4; Mat 16: 26; 25:46; Truyền 12:7).
- Tổ tiên loài người là ông Adam và bà Êva ( Sáng 2: 19-25; 3:20; Mat 19:4; I Tim 2:13).
- Adam và Êva đã nghe lời con rắn , không vâng lời Đức Chúa Trời, nên đã phạm tội với Ngài ( Sáng 2:8,9, 16,17; 3:1-6; II Côr 11:3).
- Sau khi phạm tội Adam và Êva nhận biết tội lỗi, tội lỗi đã thâm nhập vào tư tưởng, tâm hồn và đời sống họ ( Sáng 3:7, Êsai 64:6; Ê xơ ra 9:6).
- Adam và Êva bị phạt, đuổi ra khỏi vườn và không cho trở lại nữa, và xa cách Đức Chúa Trời ( Sáng 3: 16-19; 3:8; 3:22-24)
- Tội lỗi mang đến sự chết: Chết thể xác, chết tâm linh, và sự chết đời đời ( Sáng 2:17; Rô 6: 23a).