Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tư tưởng thần học của Phao-lô - Đề tài nghiên cứu

TƯ TƯỞNG THẦN HỌC CỦA PHAO -LÔ.
                                                                        Mục sư LÊ VINH THÀNH

                                                                       BỐ CỤC 

II. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAO-LÔ:
   1. Tuổi trẻ.
   2. Tiếp nhận Đấng Christ.
   3. Truyền giáo.
   4. Vai trò của Phao-lô với Hội Thánh đầu tiên.
III. TƯ TƯỞNG THẦN HỌC CỦA PHAO -LÔ:
   1. Đức tin và sự xưng công chính.
   2. Quyền Sứ đồ.
   3. Tội lỗi và quyền lực tối tăm.
   4. Luận giải về sự cứu rỗi và luật pháp Môi-se.
   5. Thánh Linh Học.
   6. Hội Thánh là thân thể Đấng Christ.
   7. Sự sống mới.
   8. Quan điểm về xã hội học.
   9. Quan điểm về Vương Quốc Thiên Đàng và lai thế.
IV. KẾT LUẬN.
------------------------------------------------------------------------------
I.CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAO-LÔ:
   1. CUỘC ĐỜI PHAO-LÔ:
       - Phao-lô còn gọi là sau -lơ, là một Sứ đồ cột trụ trong Hội Thánh đầu tiên, vị Sứ đồ của dân ngoại, một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Cơ Đốc Gíao thời kỳ sơ khai.
     - Phao-lô là người Do-thái, sinh tại Tạt-sơ( Tarsus), xứ Si-li-si (Cilicia)( Công vụ 9:11; 21:39; 22:3), một thành phố phía đông của biển Địa Trung Hải ( nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều sử gia tiên phỏng Ông xuất hiện vào khoảng giữa năm thứ 5-10 sau Công nguyên.Phao-lô đã được trưởng dưỡng ở thành phố Giê-ru-sa-lem, được học với thầy Rabbi nổi tiếng đương thời là Ga-ma-li-ên. Ông được cắt bì ngày thứ 8, thuộc dòng dõi Y-sơ-ra-ên, bộ tộc Bên-gia-min, là người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ ( Phi-líp 3:5).Thuộc người Pha-ri-si . Khi chưa gặp Chúa Jêsus phục sinh, Ông là người theo Do-Thái-Giaó, thẳng tay bắt bớ và cố tiêu diệt Hội Thánh của Đức Chúa Trời, hăng say với các giáo lý-giáo luật truyền thống của tổ tiên ( Gal 1:13-14)
     - Phao-lô nói tiếng Hi-lạp, ngôn ngữ phổ biến thời bấy giờ ( Công 21:37) và tiếng Hê-bơ-rơ của người Do-thái. Phao-lô có quốc tịch Rô-ma ( Công vụ 22:27-28), quyền nầy là một lợi thế đã được Sứ đồ Phao-lô sử dụng để tranh luận với phe đối lập nhằm bênh vực cho chức vụ và công việc truyền giáo của Phao-lô.(công vụ 16:37-38; 22:25-29; 23:27-28).
     - Không giống như mười hai vị Sứ đồ đầu tiên, được Chúa Jêsus kêu gọi và dạy dỗ, chứng kiến công việc truyền giảng và phép lạ Chúa Jêsus đã làm. Phao -lô nhiệt tình bắt bớ những người tin Chúa Jêsus vì Ông là người say mê truyền thống tổ tiên và là người theo Đạo Do-thái  Giaó. Sự xuất hiện của Chúa Jêsus và công việc Chúa làm đã thay đổi rất nhiều qui cũ đã được định hình về mặt tôn giáo lúc bấy giờ. Số người nghèo khổ, bệnh tật, quỷ ám  và nhóm người bị khinh bỉ được Chúa Jêsus tiếp cận và chữa lành. Các thầy thông giáo dòng Pha-ri-si, Sa-đu-sê bị Chúa Jêsus lên án. Ngài đã đến và truyền rao về Vương Quốc của Đức Chúa Trời, Ngài công bố Ngài là Con của Đức Chúa Trời...Trong cách nhìn của giới quý tộc, trí thức và tôn giáo đương thời, mà đại diện là phái Sa-đu-sê và dòng Pha-ri-si nhìn Jêsus như một người chống đối, làm loạn và dị giáo. Phao-lô là một thành viên trong nhóm có cách nhìn như vậy. Cậy sự khôn ngoan và hiểu biết của mình, Phao-lô cho  rằng Chúa Jêsus bị hành hình trên thập tự giá là một sự rủa sả mà Đức Chúa Trời trừng phạt hơn là sự ban phước.

Ông đã tán thành việc một người theo Jêsus là Ê-tiên bị giết, Phao-lô tàn hại Hội Thánh, xông vào từng nhà bắt đàn ông lẫn đàn bà bỏ tù. Thậm chí xin thầy tế lễ thượng phẩm viết thư giới thiệu đến các nhà hội ở Đa-mách bắt trói những môn đồ  và những người thuộc về Jêsus để giải về Jê-ru-sa-lem. Trên đường đi gần đến thành Đa-mách. Phao-lô đã bị ánh sáng từ trời chiếu lòa trên đôi mắt, ông té xuống và có tiếng phán: " Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ sao ngươi bắt bớ Ta? Ông thưa: " Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa Phán Ta chính là Jêsus mà ngươi đang bắt bớ " ( Công vụ 9:4-5). Câu hỏi của Chúa Jêsus: " Sao ngươi bắt bớ Ta" mà sau nầy trong các tác phẩm của Phao-lô đã làm nổi bật ý nghĩa của câu hỏi nầy. Như Đấng Christ là đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể Chúa. Hay là: " Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong anh em sao, nếu người nào phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt người ấy, vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, và đền thờ ấy chính là anh em" ( ICô-rinh-tô 3:16-17)." 
     - Chúa Jêsus đã làm cho mắt Phao-lô mù trong ba ngày, sau đó Ngài dùng môn đồ của Ngài là A-na-nia đến để đặt tay cầu nguyện và làm báp-têm cho Phao-lô. Sau đó, Phao-lô đã được sáng mắt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và công bố Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, và mạnh mẽ biện luận Chúa Jêsus là Đấng Christ.
     - Phao-lô được kính trọng và yêu thương như một vị Thánh bởi các giáo hội trong Cơ Đốc Gíao: Công Gíao Rô-ma, Chính Thống Giaó Đông Phương, và các Giaó hội thuộc các hệ phái Tin Lành.
      - Từ một người đang bắt bớ Hội Thánh, bảo vệ tính chính thống của Do Thái Giaó, sang rao giảng Đấng Christ là trung tâm của Đạo Chúa, và Ông đã đem kiến thức trong Kinh Thánh Cựu Ước để giải thích tính chính thống trong sự xuất hiện của Chúa Jêsus Christ. Phao-lô đã trở thành nhà cải cách cho cả Do-Thái-Giaó và Cơ Đốc Giaó. 
     - Trong thư gửi cho các anh chị em ở Cô-rinh-tô, Phao -lô đã xác lập quan điểm thần học của mình:
 " Trong lúc người Do-thái đòi dấu lạ, người Hi-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng Đấng Christ bị đóng đinh vào thập tự giá, điều mà người Do-thái cho là sai lầm, còn dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những người được kêu gọi, cả Do-thái hay Hi-lạp thì Đấng Christ là quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời" ( ICôr 1:22-24).
     -  Phao-lô chịu ảnh hưởng của văn hóa Hi-lạp, và là người Do-thái thuộc dòng Pha-ri-si học với các Rabbi, Đức Chúa Trời đã chọn Phao-lô để xây dựng đức tin của Cơ đốc giáo trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Các thư tín của Phao-lô góp phần vào Kinh Thánh, làm cho nổi bật tính trung tâm của Đấng Chirist trong suốt chiều dài của Kinh Thánh. 
     - Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái  Giaó cũng như những người Do-thái đương thời  đã gây rất nhiều khó khăn cho công việc truyền giảng Tin lành của Phao-lô.  
     - Chúa Jêsus đã chọn Phao-lô là một Sứ đồ để đem Tin Lành đến cho dân ngoại, các Vua và các con dân Y-sơ-ra-ên ( Công vụ 9:15). Điều đó, Phao-lô có nhận thức rất rõ, và Ông nhận lấy như một quyền đến từ Đức Chúa Trời, Nhận quyền ấy như một trọng trách mà Phao-lô luôn phải giữ mình. Phao-lô vui lòng không vì những danh lợi tầm thường của thế gian, Ông phụng sự Thiên Chúa với một trách nhiệm cao cả và đã thành công. Sứ đồ Phao-lô đã đem Tin Lành cho các quốc gia Châu Âu, và qua Phao-lô Cơ Đốc Giaó đã phát triển, các tác phẩm của Phao-lô đã góp phần làm cho  Kinh Thánh đầy đủ và trọn vẹn theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Có thể nói rằng: Tư tưởng thần học của Phao-lô là tư tưởng thần học của Cơ Đốc Giaó.
                                                                                                                  ( còn tiếp)