MỤC ĐÍCH TÍN NHÂN LÀ ĐỜI SỐNG KẾT QUẢ
(Bài giảng tại Hội
Thánh Báp-tít Đức Tin Sàigòn)
Mục sư Lê Vinh Thành
Kinh Thánh: Giăng 15:1-17
Gốc nho và nhánh.
“ Ta là gốc nho thật, Cha
ta là người trồng nho. 2 Hễ nhánh nào trong ta mà không kết
quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai
trái hơn. 3 Các ngươi đã được trong sạch, vì lời
ta đã bảo cho. 4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong
các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả
được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả
được. 5 Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh.
Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi
chẳng làm chi được. 6 Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải
ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào
lửa, thì nó cháy. 7 Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và
những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được
điều đó. 8 Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể
nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy. 9 Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta
cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. 10 Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn
của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều
răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài. 11 Ta nói cùng các ngươi những điều
đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được
trọn vẹn. 12 Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi
hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi. 13 Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn
là vì bạn hữu mà phó sự sống mình. 14 Ví thử các ngươi làm theo điều ta
dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. 15 Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ
nữa, vì đầy tớ chẳng biết điều chủ mình làm nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn
hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta. 16 Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta,
bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái
các ngươi thường đậu luôn: lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu
xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi. 17 Ta truyền cho các ngươi những điều
răn đó, đặng các ngươi yêu mến lẫn nhau vậy.
“Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào:Âý là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy” ( Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước - bản dịch cũ)
“ Bởi điều nầy Cha Ta được tôn vinh, ấy là các con kết quả nhiều và trở nên môn đồ Ta” ( Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước - Bản hiệu đính 2010)
“ Các con hãy ra trái thật sai để chứng tỏ là môn đệ ta, như thế sẽ mang vinh hiển cho Cha ta”
( Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước - Bản phổ thông)
“ Điều làm Ca Ta được tôn vinh là các con kết được nhiều quả và như thế chứng tỏ là môn đệ ta” ( Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước - Bản dịch mới 2002)
Tài liệu tham khảo:
Cây Nho
Bác sĩ Lê Vinh Thành
Cây nho, trước đây
được trồng ở một số quốc gia ôn đới. Hiện
nay, được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Loài cây cho quả, leo dựa trên
các loài cây thân gỗ, giàn hoặc cọc hình
chữ T.
I. Nguồn
gốc và giá trị kinh tế:
Cây nho (Vitis vinifera )
thuộc họ nho (Ampelidaeae) gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran).
Nho có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn
tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại
rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho,si rô nho. Nho được sử dụng làm
thực phẩm, hoặc lấy mùi, màu sắc, hương vị
dùng trong trong y học.Nho thích hợp khí hậu khô, độ ẩm ổn định càng tốt. Sản xuất nho trên thế giới đạt 92 triệu tấn /năm . Theo tài liệu của FAO 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.
2. Thành phần hóa học và tác dụng chữa bệnh:
Nho chứa nhiều protein, nước, muối khoáng. Chất sắt, Can-xi, Trung bình cứ 100g quả chứa 0,5 g protein - 9 mg canxi; 0,6 mg sắt; 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10 mg vitamin B1; 4 mg vitamin C. Ngoài ra, trong nho còn có lyxin, cholin,betain...Nho có lợi cho mạch vành, bổ tim, ổn định huyết áp, bồi bổ thần kinh, được khuyến khích sử dụng thường xuyên trong một số trường hợp thiếu máu.
3. Phương pháp nhân giống nho : Cắm cành, chiết nhánh, ghép.
Trồng , chăm sóc, cắt tỉa. đề phòng sâu bệnh.
Mục đích trồng nho để lấy quả.
BÀI GIẢNG: MỤC ĐÍCH TÍN NHÂN LÀ ĐỜI
SỐNG KẾT QUẢ
Tin lành Giăng nhấn mạnh
đến đời sống vĩnh cửu trong Đấng Christ, thông qua Lời. Người tin nhận và sống
theo Lời, sẽ thấy Jêsus chính là con đường, chân lý và sự sống. Qua tin lành
Giăng, cho ta thấy Chúa Jêsus đã dùng những hình ảnh và những hiện tượng tự
nhiên gần gũi, nước, ánh sáng, người chăn chiên, gốc nho và nhánh để minh họa
nhằm liên tưởng hiện thực thuộc linh của tín nhân.
Cây nho là biểu trưng của người Do thái, xứ
Ca-na-an thuở xưa tự hào về đất trồng nho, kỹ thuật canh tác cũng khá đặc biệt,
một chùm nho to và lớn thành gánh nho. Nho được trồng khá phổ biến ở Do thái
đương thời Jêsus. Nho đã leo lên những tường rào, trong vườn. Cho nên chuẩn bị
trải qua thương khó,Chúa Jêsus đã dùng ẩn dụ cây nho và nhánh để dạy dỗ môn đồ.
Trong nửa cuối thế kỷ thứ 7 và nửa đầu thế
kỷ thứ 6 tiên tri Giê-rê-mi đã chép:“Ta đã trồng ngươi như một cây nho
tốt,giống đều rặc cả; mà cớ sao ngươi đã đốc ra nhánh xấu của gốc nho lạ cho
Ta”( Giê-rê-mi 2:21), Điều này, giành cho dân tộc I-sơ-ra-ên.
Lần nầy, Chúa Jêsus đã
tuyên bố: “ Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì
Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.”
(Giăng 15:1-2)
Ngài tuyên bố với giới
tăng lữ đương thời, dòng pha-ri-si, Sa-đu-sê. Ngài chính là Gốc.
Đức Chúa trời là người
trồng nho, Chúa Jêsus là gốc nho. Cây nho đã được chính Đức Chúa Trời trồng.
Chọn giống, chọn thời gian,không gian, môi trường, nước tưới, phân bón.
Nhánh nho là môn đồ của
Chúa Jêsus, trái nho là đời sống của môn đồ. Đời sống của môn đồ được biểu hiện
qua hai kết quả:
-
Có
đời sống mới giống Chúa Jêsus.
-
Sinh
sản ra những cơ đốc nhân có đời sống giống Chúa và giống mình.
Đời
sống đó là đời sống biến đổi, nghĩa là thay đối theo ý muốn của Chúa từ bên
trong đến bên ngoài.
“Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết;
và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.” (Giăng 15:2)
Theo Chúa sẽ chấp nhận sự
tỉa sửa, bởi Lời Chúa luôn đụng chạm đến đời sống từng cá nhân.Tự quả nho không làm mình đủ dưỡng
chất, sai trái, và kết quả. Nếu nhánh nho không bám vào gốc nho và không dưới
sự tỉa sửa của người trồng nho.
Để có một đời sống kết quả, chúng ta cần
phải có một số hiểu biết về nguyên lý sự sống của con người. Trong I
Tê-sa-lô-ni-ca 5: 23 Phao-lô cậy ân điển của Chúa đã chép: “ Cầu xin chính Đức Chúa
Trời bình an thánh hóa anh em một cách toàn diện, cầu xin tâm linh, linh hồn,
và thân thể anh em được giữ vẹn toàn, không chỗ trách được khi Chúa chúng ta ,
là Đức Chúa Jêsus Christ quang lâm”
Con người có 3 phần: Thể
xác, hồn và tâm linh.
Con vật có phần thể xác và
phần hồn.
Con người chưa tái sinh bị
chi phối bởi Thể xác và hồn:
-
Phần thể xác: Ngày trước anh em đã phí thời gian
để làm những việc dân ngoại thích làm, như sống phóng đãng, tham dục, say sưa,
cuồng loạn, trác tán, thờ hình tượng gớm giết” ( Iphi-e-rơ 4:3)
Ham
muốn xác thịt đã điều khiển toàn bộ đời
sống con người.
-
-Phần
hồn: Chúa cho con người có lý trí, có ý chí và cảm xúc. Lý trí phân
biệt điều lành, điều dữ. Ý chí thúc đẩy để vượt qua và cảm xúc làm hưng phấn
hoặc tiêu cực. Nhà thơ Thế Lữ đã diễn đạt Hồn.Trong bài thơ ÁC MỘNG.
“Tôi mơ thấy đang nằm
trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắm trong
một màu đỏ khé.”
Cảm xúc đã chi phối cuộc đời, lý trí cho là đúng và ý chí
buộc con người đi theo hướng đó.
Con người đã tái sinh tâm linh dẫn dắt hồn và thể xác.Sự tái sinh thông qua Lời và quyền
phép của Đức Thánh Linh ( Giăng 3:5)
- Phần
tâm linh:
Tâm linh được sinh lại chi phối bởi sự khôn ngoan
trên LỜI của Chúa. Lương tâm luôn bị cáo trách, nhắc nhở, biết phân biệt
đúng sai trên lời của Chúa, và sự tương giao gần gũi với Chúa thông qua
cầu nguyện.
“Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta,
và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được
điều đó. ” (
Giăng 15:7)
Nhánh nho muốn có kết quả phải ở trong gốc nho. Đời sống có
kết quả là đời sống phải tương giao qua Lời, qua sự cầu nguyện, qua sự thông
công và qua sự sửa dạy.
Đời sống theo Chúa không phải không có khó khăn, mà luôn bị tôi rèn, nhắc nhở qua nhiều cách, có
khi có những trận đòn.
Đời sống Chúa muốn, đó là phải có nhiều sự biểu hiện, một
trong các biểu hiện đơn cử:
“ Nhưng trái của Thánh Linh là:Yêu thương, vui mừng, bình
an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ” (Ga-la-ti
5:22)
“ Những kẻ được trồng trong nhà của Đức Giê-hô-va
Sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta
Dầu đến tuổi già bạc họ sẽ còn sanh bông trái
Được thạnh mậu và sanh tươi.” (Thi-thiên 92:13-14)
“Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở
trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm
chi được. ” (Giăng 15:5)
Chúng ta
phải có biến đổi và giúp đỡ người khác biến đổi. Ngài muốn môn đồ hóa muôn dân.
“Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là
thể nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy” (Giăng 15:8)
Niềm vui
của người trồng nho đó là nho kết quả nhiều.
Trong
sách Ma-thi-ơ đoạn 7 từ câu 21-23 Kinh Thánh chép:
“ Chẳng
phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa thì đều được vào nước
Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ kẻ làm theo ý
muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó sẽ có nhiều người thưa cùng ta
rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri
sao?nhân danh Chúa mà trừ quỷ sao? Và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ
sao? Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng:
Hãy kẻ làm gian ác Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta”.
Đây là
đoạn Kinh Thánh nói cho những người đã tin Chúa, và đang hầu việc Chúa.
Có nhiều
người bất an ở chỗ nầy.
Chắc chắn
khi đọc ở chỗ nầy, con cái Chúa thật, nhánh nho thật rất bình an. Chỗ của người
được tái sinh: “ Cho nên hiện nay chẳng còn sự đoán phạt nào cho những kẻ ở
trong Đức Chúa Jêsus Christ” ( Rô 8:1)
Ý muốn của Chúa giống như ý muốn
của người trồng nho.
“Như Cha đã yêu thương ta thể nào,
ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. Nếu
các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng
như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương
Ngài. Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta trong các
ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn.
Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi. Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn
hữu mà phó sự sống mình. Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi
là bạn hữu ta. Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ chẳng biết điều
chủ mình làm nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các
ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta. Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta,
bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái
các ngươi thường đậu luôn: lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu
xin Cha, thì Ngài ban cho các “ngươi. Ta truyền cho các ngươi những điều răn
đó, đặng các ngươi yêu mến lẫn nhau vậy. “ ( Giăng 15: 9-17)
Tình yêu
thương mà Chúa muốn dạy dỗ ở đây trên tinh thần của Kinh Thánh. Yêu như Chúa
yêu nhân loại. Chúng ta phải có tâm tình giống Jêsus yêu kẻ thù mình, cầu
nguyện cho kẻ bắt bớ.
CHỊU ĐỰNG LẪN NHAU
Mục
sư LÊ VINH THÀNH
( Bài giảng Chủ Nhật
ngày 05 tháng 02 năm 2012 tại HTBTĐức Tin –Sàigòn)
Kinh Thánh: Ma-thi-ơ
5:20-25
Câu gốc: “
Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”
( Cô-rinh-tô 13:8)
Trong một tiểu luận về ngày Valentine-ngày Lễ Tình Nhân.
Carl D. Windsor đã viết:
“ Ngay cả những cặp vợ chồng hòa hợp nhất, cũng sẽ thỉnh
thoảng trải qua những cơn sóng gió”.
Một bà lão nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày cưới, đã thuật lại
bí quyết của bà để giữ cuộc hôn nhân bền lâu và hạnh phúc. Bà nói: “Trong ngày
cưới tôi quyết định sẽ viết một danh mục “Vì hạnh phúc gia đình”. Ở đó liệt kê
mười lỗi lầm của chồng tôi mà tôi sẽ bỏ qua để gia đình êm ấm. Nghĩa là khi nào,
chồng tôi phạm một trong mười lỗi có ở danh mục ấy, thì tôi sẽ sẳn sàng tha
thứ. Nhưng tôi không cho ông ấy biết danh mục gồm những lỗi lầm nào”.
Nghe vậy, một vị khách muốn bà cho biết nội dung đặc biệt
của danh mục ấy. Bà hóm hỉnh trả lời với một nụ cười thật duyên dáng ở tuổi bảy
mươi.” Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ viết ra cái danh mục đó cả . Nhưng
khi ông ấy làm một điều gì đó khiến tôi tức điên lên, thì tôi tự nhủ: “ May mắn
cho ông đó, vì lỗi nầy có nằm trong danh mục:
“ Hạnh Phúc Gia Đình”
( Chắp cánh cho tâm hồn bay cao –trang 194 Tác
giả:Dương Quang Thoại)
Người đàn bà giữ được hạnh phúc vì bà có một sự khôn ngoan đặt vấn đề tình yêu
thương lên trên hết mọi lỗi lầm.
Khi Đức Chúa Jêsus giảng cho môn đồ và dân chúng ở trên núi,
Ngài phán rằng:
“ Vì ta phán cho các
ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các
thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si , thì các ngươi chắc không vào nước
Thiên đàng” ( Ma-thi-ơ 5: 20). Ngài muốn con cái của Ngài chẳng những giữ
trọn luật pháp mà còn ứng dụng những điều cao xa hơn vào đời sống thực tiễn.
Tâm lý loài người phức tạp:
“ Kìa tôi sinh trong
sự gian ác,
Mẹ tôi đã hoài thai
tôi trong tội lỗi”
(Thi
thiên 51:5)
“ Lòng người ta là
dối trá hơn mọi vật và thật là xấu xa, ai có thể biết được”
( Giê-rê-mi 17:9).
Do vậy, Ngài muốn con cái của Ngài phải tái sinh, và sống
một đời sống khôn ngoan, tránh né mọi va chạm trong đời sống thường nhật. Giải
quyết chuyện nhỏ nhất trong quan hệ đối nhân xử thế giữa tình người với nhau.
“ Các ngươi có nghe
lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai và rằng: Hễ ai giết người thì
đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì
đáng bị tòa án xử đoán, ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca thì đáng bị tòa công
luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên thì đáng bị lửa địa ngục hình
phạt.”
(Ma-thi-ơ 5:21-22)
Giận, mắng, đồ ngu, đồ điên: Tức là gieo vào tâm lý người khác
sự thù hằn. Hiện nay, trong phần lớn các vụ án giết người mâu thuẩn bùng phát
đều bắt nguồn từ những điều nầy.
Khi xảy ra các mâu thuẩn, hơn ai hết con cái Chúa phải chủ
động : “ Âý vậy, khi nào ngươi đem dâng
của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình thì hãy để
của lễ trước bàn thờ trở về giảng hòa với anh em trước đã rồi hãy đến dâng của
lễ” ( Ma-thi-ơ 5:23-24)
Việc giảng hòa với những anh em nghịch với mình quan trọng
hơn dâng của lễ. Chúa quan tâm đến vấn đề tội lỗi của chúng ta hơn việc dâng tế
lễ cho Ngài.
“ Khi ngươi đi đường
với kẻ nghịch mình, phải lập tức hòa với họ, kẻo họ nộp ngươi cho quan án, quan
án giao ngươi cho thầy đội, mà ngươi phải ở tù” ( Ma-thi-ơ 5:25).
Từ xưa nay tất cả các đổ vỡ trong tổ chức xuất phát từ mối
quan hệ giữa các cá nhân không giải quyết rốt ráo vấn đề. Là con cái Chúa đã nhận được
sự cứu rỗi, lúc nào cũng phải lấy lời Chúa làm lẽ sống chính mình. Càng ngày
càng có sự khôn ngoan trong Ngài.
Bản thân mỗi con cái của Ngài phải biến đổi theo lời Ngài và
ngày càng giống Chúa.
Chúa bảo chúng ta phải tha thứ cho anh em mình bảy mươi lần
bảy.
Sứ đồ Phao lô đã viết:
“ Tình yêu thương
chẳng hề hư mất bao giờ” ( Cô-rinh-tô 13:8)
“ Tình yêu thương hay
nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ, tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng
khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư
lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình,
nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông
cậy mọi sự, nín chịu mọi sự”
( Cô-rinh-tô 13:4-6)
Sứ đồ Giăng đã chép:
“ Chúng ta đã biết và
tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự
yêu thương, ai ở trong sự yêu thương tức là ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa
Trời ở trong người ấy” ( IGiăng 4:16)
Mỗi người có tính khí và tâm lý khác nhau. Nhưng nếu chúng
ta muốn ở trong Chúa thì chính lời Chúa phải sống trong mỗi chúng ta. Những câu
Kinh Thánh trên, tôi khuyên ông bà anh chị em nên thuộc lòng và suy gẫm.
Sẽ có một mẫu số chung để có thể gần gũi với mọi hạng người
với tính cách và tâm lý đa dạng. Đó chính là các Lời mà Chúa Jêsus đã chỉ dạy
cho chúng ta.
Người đàn bà giữ được hạnh phúc gia đình nói trên, bà đã
thực hành nếp sống cơ đốc trong gia đình.
Hy vọng rằng với những lời Chúa trên sẽ giúp cho chúng ta
biết đặt cuộc sống mình trên sự khôn ngoan theo lời Chúa.
CON ĐƯỜNG MỚI.
Mục sư: Lê Vinh Thành
( Chia sẻ
phúc âm trong ngày lễ ra mắt Hội Tin Lành Liên Hiệp 02/01/2012)
Kinh Thánh: Ê-sai
43:19-21, Ma-thi-ơ 9:35-38
Câu gốc: “ Ta
đã làm nên dân nầy cho ta, nó sẽ hát khen ngợi ta” (Ê-sai 43:21)
I. Dẫn nhập:
“ Nầy, ta sắp làm một việc mới, việc này sẽ hiện ra ngay;
các ngươi há chẳng biết sao? Âý là ta sẽ vạch một con đường trong đồng vắng và
khiến sông chảy trong nơi sa mạc . Những thú đồng, với muông rừng và chim đà,
sẽ tôn vinh ta, vì ta đặt các giòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa
mạc, đặng cho muôn dân ta đã chọn được uống. Ta đã làm nên dân này cho ta, nó
sẽ hát khen ngợi ta” ( Êsai 43:19-21).
Thưa hội thánh, đây là một phân đoạn trong sách Êsai được
Đức Chúa Trời sử dụng tiên tri Ê sai chép vào nửa cuối thế kỷ thứ 8 trước công
nguyên. Đa số dân chúng thuộc Vương quốc
Giu-đa đang sống lưu đày tại Ba-bi-lôn chán nản và vô vọng.
Trong sự chán nản vô vọng, tình trạng khô hạn trong đồng
vắng, tấm lòng và tâm trí dân sự như trong một sa mạc. Nước là động lực thay
đổi và con đường là sự tỉnh thức.
II. Nội dung:
740 năm sau điều đó
là sự thật, Đấng Christ đã xuất hiện, ngài đã tuyên bố: Ta là đường đi, lẽ thật
và sự sống” ( Giăng 14:6).
Ngài xuất hiện, đã chỉ
ra sự sai trật trong sự giảng giải Kinh thánh của giới lãnh đạo tôn giáo đương
thời. Mà đại diện là dòng Pha-ri-si và Sa-đu-sê.
Chúa Jêsus xuất hiện như một dấu
chấm và mở ra một con đường mới với tất cả các chiều kích.
Luật pháp sang ân điển.
Do Thái Giáo sang Cơ đốc giáo
Phúc âm dành cho dân Do Thái sang phúc âm dành cho dân Do
thái và dân ngoại.
Do thái giáo công cụ của Đức Chúa Trời sang Hội Thánh.
Và
hơn hai ngàn năm trôi qua lịch sử Cơ đốc giáo tiến hóa
không ngừng và Hội Thánh của Đức Chúa Trời mặc nhiên tồn tại trong thế
giới
loài người tối tăm như một ánh sáng lớn và những dẫn xuất Thánh kinh
như một chất muối diệt những hủ bại trong tất cả các lĩnh vực trong
đời sống xã hội loài người, tiệm tiến đến gần hơn trong tuyên bố của
Jêsus Ta là chân lý.
Gần 3 năm trên đất
với thời gian ngắn ngủi trong không gian vô tận của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus
bằng ngôn ngữ và hành động. Ngài đã chuyển tải toàn bộ ý muốn của Đức Chúa Trời cho loài người. Ngài đã lựa
chọn những môn đồ để truyền bá và sai đi. Trong buổi đầu phục sinh Ngài đã phán
dạy: Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành cho mọi người. ( Mác 16:15).
Đó, chính là trọng tâm của mọi sinh hoạt – hoạt động của Cơ
đốc giáo.
Ngôn ngữ và hành
động luôn luôn là sự thống nhất trong ý muốn của Chúa Jêsus. Đó là cốt lõi của
Đức Chúa Trời “Sự sáng nầy là sự sáng thật khi đến thế gian soi sáng mọi
người.” ( Giăng 1:9)
Trong ba năm xuất
hiện trong thân vị Jêsus, Ngài đã: “ …đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong
các nhà hội, giảng tin lành nước Đức Chúa Trời và chữa lành các thứ tật bệnh”
(Ma-thi-ơ 9:35)
Sau đó, Ngài đã ban quyền phép cho môn đồ để môn đồ hóa muôn
dân.
Tấm lòng của Jêsus:
“ Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn
và tan lạc như chiên không có kẻ chăn.” ( Ma-thi-ơ (:36). Lịch sử các học
thuyết, các nền văn hóa và sự sai trật trong giảng giải Thánh Kinh, thiếu sự
vâng lời của giai cấp tăng lữ đã đưa tình trạng của tuyển dân Do-thái đi đến
chỗ cùng khốn.
“… Mùa gặt thì thật trúng song con gặt thì ít. Vậy hãy cầu xin chủ mùa
gặt sai con gặt đến trong mùa mình” ( Mat 9:37-38)
Từ hơn 2000 năm qua Hội Thánh đã
phát triển trên đất như một minh chứng cho lời tuyên bố của Ê-sai “ Nầy, Ta sắp
làm một việc mới, việc nay sẽ hiện ra ngay…”
Đối với chúng ta một đời người
thì dài, với Chúa thì là khoảnh khắc.
Hội Thánh ngày nay phát triển
nhưng chưa tương xứng với ý muốn của Ngài.
Dân tộc Việt Nam chúng ta
sắp bước sang con số gần 100 triệu dân? Nhưng với mỗi chúng ta có thật sự có
tình yêu với những linh hồn hư mất?
Mỗi chúng ta có ước ao từ trong
tâm linh của mỗi người dân Việt Nam
hát ngợi khen Chúa như mỗi chúng ta trong những năm tháng trở thành Cơ đốc
nhân.
III. Kết luận:
Con đường trong Danh Jêsus là con
đường luôn mới, còn mới.” Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín của Ngài
là lớn lắm” ( Ca thương 23:23).
Năm mới Chúa cho chúng ta có anh em mới. Hội
mới.
Khi viết thư cho người Cô-rinh-tô
là Hội-Thánh mà Phao-lô thiết lập, thành phố hưng thịnh, đa văn hóa, đa tôn
giáo, nổi danh về sự sa đọa và vô luân. Phao –lô đã viết:
“ Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống,
hay là làm sự chi khác , hãy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà làm. Đừng làm
gương xấu cho người Giu-đa, người Gờ rét, hay là hội thánh của Đức Chúa Trời. Hãy
như tôi gắng sức đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm ích lợi riêng cho
mình, nhưng cho phần nhiều người để họ được cứu” ( ICô-rinh-tô 10” 31-33).
-----------------------------------------------------------------
NHẬN LẤY PHẦN THƯỞNG TỪ NƠI CHÚA.
----------------------------------------
Kinh văn:
“ Phi e rơ liền thưa cùng người
rằng: Nầy, chúng tôi đã bỏ hết mà đi theo Thầy.
Đức Chúa Jesus đáp rằng: Qủa thật, Ta nói cùng các ngươi , chẳng một người
nào vì Ta và tin lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ con cái, đất ruộng
mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà
cửa,anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong
đời sau. Nhưng có nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt, có kẻ rốt sẽ nên đầu.” ( Mác 10: 28-31). –
Tương tự: Ma-thi-ơ 19:29-30) Lu-ca:
18:2830)
Đây là những lời kết luận sau khi
Chúa Jesus đã trao đổi cùng một người trẻ tuổi giàu có.
Người trẻ tuổi đang muốn hỏi Chúa
Jesus về cách thức thực hiện một hành vi đạo đức để đạt một mục đích: Được sự sống đời đời.
Chúa Jesus sửa sai người trai trẻ
giàu có và đưa ra một định nghĩa về việc lành: Chỉ một Đấng lành mà thôi. Đó là Đức Chúa Trời.
Con người không thể tự mình làm
một việc lành. Con người đương khi tự mình nói ra điều đó cũng là một sự kiêu
ngạo: Công bình riêng. “ Vì mọi người đều đã phạm tội , thiếu mất sự vinh hiển
của Đức Chúa Trời” ( Rô ma 3: 23).
Người trai trẻ tiếp tục được Chúa
Jesus đưa ra những tiêu chuẩn luật pháp, mười điều răn anh ta vẫn kiêu ngạo
thực hiện được, nhưng cuối cùng Chúa Jesus đưa ra yếu điểm mà con người không
thể tồn tại theo thang chuẩn luật pháp. Đức Chúa Jesus phán rằng: Nếu ngươi
muốn được trọn vẹn hãy đi bán hết gia
tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn thì ngươi sẽ có của quý ở trên trời , rồi hãy
đến mà theo Ta. Nhưng khi người trẻ nghe xong lời này thì đi, bộ buồn bực vì
chàng có của cải nhiều lắm.” (Ma-thi-ơ
19: 21-22).
Tới đây thì đủ để cho thấy rằng
Chúa Jesus là chân lý: Đức Chúa Jesus phán rằng: Qủa thật Ta nói cùng các ngươi
người giàu vào nước thiên đàng là
khó lắm Ta lại nói cùng các ngươi Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu
vào nước Đức Chúa Trời”
( Ma-thi – ơ 19: 23-24)
( Nước Thiên đàng là nói về người
Do thái, còn nước Đức Chúa Trời là thuộc những người của hội thánh Đức Chúa
Trời.)
Ngày nay chung quanh chúng ta có
rất nhiều kẻ kiêu ngạo theo tôn giáo, lễ nghi hội đoàn và cậy sức riêng. Có một
số đông người tin Chúa nhưng chưa nhận được sự cứu rỗi, chưa tái sinh.
Người trai trẻ kia chưa tái sinh.
Cũng một thể ấy người đàn bà xức
dầu thơm cho Chúa, hay người thâu thuế Xa Chê. Đã tái sinh và hưởng vương quốc
Đức Chúa Trời.
Chúng ta có cái nhìn ngược lại,
thì đó là ý tưởng Chúa.
Đang lúc mọi người yêu tiền chúng
ta yêu chúa.
Đang lúc người ta lo công việc
đời này thì chúng ta lại lo công việc Chúa.
Vậy làm thế nào để nhận phần thưởng từ nơi Chúa ?
Hỡi anh em yêu dấu của tôi , hãy
vững vàng chớ rúng động Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn vì biết rằng
công khó của anh em trong Chúa chẳng phải vô ích đâu” ( Icô-rinh-tô 15:8).
Tìm một vị trí, một ân tứ, một công việc trong hội thánh để hầu việc
Chúa.
Icô-rinh-tô: 12
Hội thánh có nhiều công việc để
làm.
Bất cứ người nào sinh ra trong
đời cũng luôn đối diện với các khó khăn và cần phải trải nghiệm để vượt qua,
càng lúc chúng ta càng tiến đến những ngày sắp đến luôn có những khó khăn và
thách thức.
Khó khăn về tâm sinh lý, sức
khỏe, kinh tế , con cái, công danh, sự nghiệp v.v.
Càng khó khăn càng cần Chúa và
gần Chúa.
Tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự
công bình của Ngài sau đó ngài sẽ cho thêm chúng ta mọi điều ấy nữa.
Hội thánh có nhu cầu cầu nguyện
hãy là một tình nguyện viên trong chức vụ cầu nguyện. Cầu nguyện cho chính mình
cầu thay cho anh em.
Hội thánh cần sự cứu giúp hãy là
một tình nguyện viên trong sự cứu giúp.
Hội thánh cần tiền bạc hãy là
người dâng hiến rời rộng.
Hội thánh cần sự thăm viếng hãy
là tình nguyện viên thăm viếng.
Hội thánh cần hướng dẫn về âm
nhạc hãy là người giúp anh chị em biết hát ngợi khen Chúa.
Hội thánh cần một người phục vụ
âm nhạc hãy là tình nguyện viên trong chức vụ âm nhạc
Hội thánh cần người chứng đạo hãy
là tình nguyện viên chứng đạo.
Không cần sự phân công từ tổ chức
hãy là chính mình kết ước với Đức Chúa Trời.
Kết luận: Hãy chuyên tâm làm việc cho đẹp lòng Đức Chúa Trời
thì lời hứa của Chúa là thành tín.
Chủ
nhật ngày 09/10/2011
Mục sư LÊ VINH THÀNH.
--------------------------------------
SỨC MẠNH CỦA SỰ HỢP TÁC.
Suy gẫm về đời sống ngắn ngủi đôi lúc mâu thuẩn của con
người. Có lúc bi quan nhưng đôi lúc cũng lạc quan. Số phận con người cũng đủ
thấy thú vị khi đặt mình vào chương trình của Chúa.
“ Con người có nhiều dự tính,nhưng chỉ có chương trình của
Chúa là thành tựu mà thôi”
( Châm ngôn 19:21)
Chương trình của Chúa là mối quan hệ thập tự: Tương giao với
Chúa theo chiều dọc thông công với anh chị em theo chiều ngang.
Mối thông công luôn gần gũi, gắn bó:
“ Hai người tốt hơn một, vì cả hai chung sức thì làm được
nhiều việc hơn.
Nếu một người ngã,
thì người kia đỡ lên.
Nhưng nếu chỉ có một mình mà ngã, thì không có ai đỡ mình
lên.
Nếu hai người nằm chung thì ấm, còn một người làm sao ấm
được?
Một người có thể bị kẻ thù đánh thắng, nhưng hai người chung
sức có thể tự vệ được.
Một dây thừng bện bằng ba sợi rất khó đứt” ( Giáo Huấn
4:9-12)
Trong cuộc sống,
đơn độc bao giờ cũng bất lợi.
Lịch sử hình thành và phát triển của hội thánh Đức Chúa Trời
là một quá trình của sự kêu gọi hiệp
nhất trong Chúa.
Sự kêu gọi đoàn kết
của con người để chống lại Đức Chúa Trời đi theo sự bàn định riêng của con người:
Trước sau cũng tan vỡ.Tháp Ba bên (Sáng 11:1-9) là một minh chứng.
Sự kêu gọi hiệp
nhất để theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời hoàn thành công việc Ngài giao bao
giờ cũng thành công mỹ mãn. “ Qủa thật, ta lại nói cùng các ngươi , nếu hai
người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất , mà cầu xin không cứ việc chi ,
thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm
nhau lại thì ta ở giữa họ” ( Ma-thi-ơ 18:19-20) .
Con cái thật của
Ngài rất dễ hòa thuận. Người được tái sinh dù ở dưới đất vẫn có tính cách và bản
chất của tiên vị Thiên đàng. Họ cảm nhận một cách rất nhạy bén tính thuộc linh của mọi đối tượng. Và rồi họ cũng
dễ dàng thông cảm mà tiếp tục chịu đựng tính khí của người khác trong sự chờ
đợi Chúa làm phép lạ trên đời sống anh em mình. Phép lạ ở đây chính là sự tái
sinh của tín hữu.
Sở dĩ có sự thành công vì
Chúa có dạy: “ Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong
các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó.”
(
Giăng 15:7)
Hằng ngày, con cái của Ngài luôn luôn cầu nguyện, đọc Kinh
thánh, thường xuyên gần gũi với Ngài.
Có lần tôi đã sáng
tác một bài thơ trong đó có đoạn:
“ Nhiều
tháng năm theo Chúa,
Lời Ngài
thấm vào lòng.
Tình Thầy
trò tha thiết.
Lòng con
yêu Chúa hơn”
Đọc và suy gẫm, kinh
nghiệm mới thấu tình đạt lý. Mới thấy Chúa của chúng ta thật tuyệt vời: “
…Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ
miệng Đức Chúa Trời” ( Ma-thi-ơ 4:4). Chính lời Chúa đã thay đổi hàng tỉ trái
tim từ nguội lạnh, hững hờ, bắt bớ sang nóng hổi, chăm chỉ, phục vụ.
Hội thánh đầu tiên thời
các sứ đồ: “ Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ-đồ, sự thông
công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện…Phàm những người tin Chúa đều hiệp
lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân
phát cho nhau , tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ
đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật
thà. Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy
những kẻ được cứu thêm vào Hội Thánh” ( Công vụ 2:42-47)
Kêu gọi sự hiệp một đó là trách nhiệm nhắc nhở của mỗi chúng
ta. Khi nhìn thấy sự chia rẻ của anh chị em tín hữu ở Cô-rinh –tô Phao-lô đã kêu gọi: “ Anh em chưa
trưởng thành về mặt thiêng liêng vì giữa vòng anh em, chị em vẫn còn có đố kỵ,
cãi vả. Những điều ấy chứng tỏ anh em chưa đủ thiêng liêng.. Anh chị em hành
động giống y như người thế gian. Có người trong vòng anh chị em nói, “Tôi theo
Phao-lô,”Người khác thì nói” Tôi theo A-bô-lô,”như thế có phải anh chị em đã
hành động như người trần tục không? A-bô-lô là gì? Hẳn là không!Phao lô có ra
gì không? Hẳn là không! Chúng tôi là đầy tớ của Đức Chúa Trời để giúp hướng dẫn
anh chị em tin theo Ngài thôi. Mỗi người chúng tôi làm phần vụ Ngài giao cho .
Tôi trồng,A-bô-lô tưới, nhưng Đức Chúa
Trời Đấng làm cho lớn lên mới quan trọng.” ( Cô-rinh-tô 3:3-7)
Chính vì những lời
Chúa đã được dạy dỗ trong Kinh Thánh đã giúp cho hội thánh của Ngài trong quá
trình hình thành và phát triển luôn bám vào Lời Hằng Sống để sinh tồn.
Nhận thức qua lăng kính xã hội hội: Hội thánh
của Chúa có một số đặc điểm mà các tổ chức tôn giáo khác không thể so sánh
được:
-
Đa dạng và phong phú về các tổ chức và hệ phái.
-
Giáo hội chỉ mang tính biểu trưng.
-
Linh hoạt trong sự hiệp nhất khi cần thiết.
-
Nhà nước phân tách với hội thánh.
-
Hiệp một trong tinh thần cùng chung tín lý.
Tổ chức sinh hoạt để công việc Chúa được tốt hơn, bao giờ
Lời Chúa cũng là ngọn đèn, là ánh sáng cho công dân Ngài.
Đức Chúa Jêsus-Christ hôm qua,ngày nay, và cho đến đời đời
không hề thay đổi.
Mục sư LÊ VINH THÀNH.
Đề tài: Tình yêu Thương của Chúa Jêsus
( Ma-thi-ơ 9: 35-38)
Dẫn nhập:
-
Nói đến tình yêu, đó là đề tài được thi ca, văn chương,
các tác phẩm nghệ thuật, kể cả hoạt động chính trị v.v . Bất cứ hoạt động nào
liên quan đến sinh hoạt con người và xã hội thì cũng lồng ghép vào đó hai chữ
yêu thương, hay tình yêu, hay tình thương. Nhưng tất cả các điều đó đều có
những điều kiện kèm theo nhất định.
-
Có một một tình yêu mà Đức Chúa Trời giành cho nhân
loại ở đó đối tượng được thụ hưởng bao giờ cũng không ràng buộc bởi những điều
kiện vượt quá sức con người. Và đặc biệt dù bạn là ai có yêu Chúa hay không.
-
Đức Chúa Trời đã giành cho con người một vị trí, một
địa vị và một sự vinh hiển vượt quá tầm suy tưởng của con người.
-
Loài người về nhận thức và các khả năng khác, Đức Chúa
Trời tạo dựng con người kém Ngài một chút. ( Thi thiên 8:5)
-
Trong buổi đầu sáng thế Đức Chúa Trời đã hoàn tất công
cuộc sáng tạo trước khi Ngài Dựng nên con người và tạo cho con người giống hình
và ảnh của Đức Chúa Trời.
-
Có thể nói Đức Chúa Trời luôn luôn giành cho con người
tình thương với tấm lòng bao dung của Ngài. Ngài đã ban Con một của Ngài để
chuộc tội lỗi của nhân loại.
-
Chúng ta đi tìm tình yêu thương của Chúa Cứu Thế Jêsus
Christ qua phân đoạn Kinh Thánh Ma-thi-ơ
9: 35-38.
Nội dung:
1. Hành động của Chúa Jêsus:
-
Đức Chúa Jêsus sống
trên đất 33 năm, lúc 12 tuổi Ngài đã lo nghĩ đến việc Cha trên trời. ( Lu-ca 2:
41-52). 30 tuổi Ngài khởi sự chức vụ, Ngài có 3 năm giảng đạo và hoạt động trên
một phạm vi hẹp, Ngài đi bộ và tranh thủ thời gian để truyền giảng Tin-lành cho
mọi đối tượng. “Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng, giảng Tin-lành nước
Đức Chúa Trời và chữa lành các thứ tật bệnh” ( Ma-thi-ơ 9:35). Nhu cầu quan
trọng cần sự giúp đỡ của loài người là: Đau yếu, bệnh tật, đói khổ, lo lắng,
than vãn, chết. Có lẽ con người quan tâm nhiều đến những nhu cầu thiên về thể
xác, vật chất, ít suy nghĩ đến Linh Hồn.
-
Mỗi một khi giải quyết được vấn đề tâm linh thì những
vấn đề khác sẽ được giải quyết. Chúa Jêsus giải quyết những vấn đề thực tế để
cho người ta có niềm tin. Đó chính là phép lạ. Có các phép lạ căp theo lời
giảng để làm cho vững đạo.
-
Đạo Đức Chúa Trời là mục tiêu cuối cùng của Ngài.
2. Tấm lòng của Chúa Jêsus:
-
Một trong các vấn đề mà Chúa Jêsus nhìn thấy đó là “
chiên không có kẻ chăn”
Vì
không có Chủ nên họ tan lạc và cùng khốn. Chiên là nói về sự hiền lành
đơn sơ. Dưới mắt Đức Chúa Trời con người là chiên. Ma
quỷ là sói. Tội lỗi đã làm cho con người xa cách Đức Chúa Trời. Ngài ví sự cứu rỗi cho loài người như
một cánh đồng lúa chín. Nói lên tính khẩn trương. “ Ngài bèn phán cùng môn đồ
rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít” ( Ma-thi-ơ 9: 37)
3. Quyết định của Chúa Jêsus:
-
“ Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong
mùa mình”
( Ma-thi-ơ 9: 38).
Đây là quyết định thông qua tấm lòng yêu
thương nhân loại của Chúa Jêsus.
“
Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin-lành cho mọi
người”
( Mác 16:15)
Kết luận:
Phao lô
thực hiện Đại mạng lệnh trên trong một đoạn viết sau: “ Lại nếu chẳng ai được sai đi thì rao giảng thế nào? Như có
chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền Tin-lành là tốt đẹp biết bao” ( Rô-ma
10: 15).
Mục sư Lê Vinh Thành
( Bài
giảng nhân ngày Lễ Thành Lập Liên Đoàn Truyền Giáo Hiệp Thông 01-12-2011).
PHẦN THẢO LUẬN: ( Ma-thi-ơ 9: 35-38)
Câu hỏi thảo luận:
- Mục đích của công việc chữa lành bệnh tật của Chúa Jêsus ?
Trả
lời:
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
- Để giải quyết triệt để mọi nan đề của con người cần làm gì?
Trả
lời:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Rao giảng phúc âm có cần cầu nguyện trước khi ra đi? Vì sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Bạn truyền giảng Phúc Âm bắt nguồn từ suy nghĩ gì? Động cơ nào thôi thúc bạn?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.