ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THÀNH TÍN
Mục sư LÊ VINH THÀNH
Kinh văn:
Sáng-thế Ký 12:1-3Genesis 12:1-3
1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
1 Now Jehovah said unto Abram, Get thee out of thy country, and from thy kindred, and from thy father's house, unto the land that I will show thee:
2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.
2 and I will make of thee a great nation, and I will bless thee, and make they name great; and be thou a blessing;
3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.
3 and I will bless them that bless thee, and him that curseth thee will I curse: and in thee shall all the families of the earth be blessed.
1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
1 Now Jehovah said unto Abram, Get thee out of thy country, and from thy kindred, and from thy father's house, unto the land that I will show thee:
2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.
2 and I will make of thee a great nation, and I will bless thee, and make they name great; and be thou a blessing;
3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.
3 and I will bless them that bless thee, and him that curseth thee will I curse: and in thee shall all the families of the earth be blessed.
GIẢNG LUẬN:
Sách Sáng thế ký là một tác phẩm nói về nguồn gốc của vũ trụ
và con người trong buổi ban đầu ( khởi nguyên). Đề cập đến những chủ đề chính: Công cuộc sáng tạo vũ trụ của
Thiên Chúa. Sự sáng tạo ra loài người giống hình và ảnh của Đức Chúa Trời. Loài
người nghe lời con rắn sa ngã, biết điều thiện và điều ác, trốn tránh Đức Chúa
Trời và tội lỗi gia tăng . Thiên Chúa trừng phạt loài người qua một cơn nước
lụt, ngoại trừ gia đình Nô-ê; Sự kiện tháp Ba-bên.
Bắt đầu từ đoạn 12 Kinh Thánh đề cập đến một người Áp-ram; Và từ người nầy trở nên một dân tộc.
Người nầy được kể là người có đức tin.
Áp-ram là nguồn gốc đức tin của ba tôn giáo lớn: Do-thái
giáo, Cơ-Đốc giáo và Hồi giáo. Lịch sử tôn giáo xếp Áp-ram là con người vĩ đại.
Ông là Ông tổ của người Israel .
Ông sống ở thế kỷ 19 trước CN. Là một người du mục vùng Lưỡng Hà. Một đặc điểm
nổi bật để trở thành con người vĩ đại, đó chính là: Ông tin vào Lời của Đức
Chúa Trời, đến đâu ông cũng lập bàn thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời và cầu khẩn
danh Ngài.
Áp-ram định cư tại Cha-ran; Cha ông tên là Tharê,
qua đời tại đây, thọ 205 tuổi; Áp-ram sống tại Charan với vợ tên là Sarai, cháu
ruột mình tên là Lót; Charan là xứ sở giàu có, nông nghiệp trù phú, trung tâm của
nhiều tín ngưỡng thờ hình tượng. Khi cha ông là Tharê còn sống, Tharê là người
thờ phượng và phụng sự tà thần (Giôsuê 24:2, 15).
Lúc Áp-ram 75 tuổi, Đức Chúa Trời hiện đến cùng
Áp-ram gọi ông hãy từ bỏ quê hương, dòng họ của mình để đi đến một xứ khác mà
Chúa sẽ chỉ cho; Ngài bảo Áp-ram rằng, “Ngươi hãy ra khỏi quê hương……nhờ ngươi
mà được phước.”( Sáng 12: 1-3).
1. Từ
bỏ:
Lý do mà Đức Chúa Trời bảo Áp-ram ra khỏi quê
hương, dòng họ mình, là vì nơi đây quá nhiều tội lỗi, mảnh đất tối tăm, quyền
lực Satan đang cai trị; khiến nhiều dòng họ và dân chúng say mê hình tượng, thờ
tà thần, mê tín, dị đoan, lên đồng cốt, bói khoa, tà thuật… Đức Chúa Trời không
muốn con cái, dân tộc ra từ Áp-ram sẽ tiếp tục cuộc đời nhiều tội lỗi và than khóc này, nên Ngài gọi ông từ bỏ,
ra đi.
Việc ly hương với những người con trẻ thì rất dễ,
Ngược lại với một người lớn tuổi, là điều rất khó khăn. Hơn nữa, ông đã gắn bó
với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, đất đai của tổ tiên, mồ mã của ông bà. Sự
gắn bó nghĩa tình với bà con giòng họ, với những tài sản thừa kế và tạo dựng được
một phần nào đang ổn định, bây giờ bỏ đi, là một cuộc đấu tranh về tư tưởng
không phải dễ dàng chút nào. Đó là chưa kể những cản trở, lời bàn ra hoặc những
khuyên can của bà con giòng tộc.
Hòa mình trong vòng thân tộc, nuôi dưỡng trong
dòng họ không tin Chúa. Nhưng đức tin của Áp-ram rất vĩ đại. Ông biết Chúa là
Đấng thành tín; Đấng nắm giữ linh hồn mình; quyết định cuộc đời mình và hứa một
tương lai tươi sáng cho con cháu sau nầy, nên ông quyết định ra đi theo lời dạy
của Chúa. Ông đi mà không biết nơi đến là đâu. Ông ra khỏi quê hương để đi nơi xứ
Thánh, nơi tự do thờ phượng Đức Chúa Trời. Dứt bỏ phong tục, tập quán, văn hóa,
tín ngưỡng, tôn giáo, tà thần, thờ hình tượng để nhận lấy điều mới từ nơi Đức
Chúa Trời, để dạy dỗ vợ con và cháu chắt, những
người trong gia đình đạo lý của Đức Chúa Trời . Thiên đạo.
2. Bước
đi:
Áp-ram vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình nhận làm
cơ nghiệp. Áp-ram đưa Sa-rai vợ mình, và Lót cháu mình, tất cả tài sản dành dụm
được và các gia nhân đã có tại Cha-ran đến xứ Ca-na-an. Để thực hiện điều đó,
ngoài công sức, hy sinh tiền bạc vật chất.
Áp-ram bằng tình yêu thương đã khuyên răn, thuyết phục để họ đồng lòng
thực hiện ý muốn của Chúa.
Áp-ram sau đó sinh I-sắc, I-sắc sinh Gia –cốp,
Gia-cốp sinh mười hai người con là mười hai chi trưởng, của mười hai chi phái Israel .
Cháu nội của Áp-ram là Gia-cốp sau một cuộc vật lộn Thiên Chúa đã đổi tên ông
là Gia-cốp thành tên Israel ,
cũng chính là tên quốc gia Do-thái ngày nay. Lịch sử Do-thái được các sách
trong Kinh Thánh ghi chép rất kỹ. Sau một thời gian dài gần 2000 năm bị lưu
đày. Ngày 14 tháng 5 năm 1948 trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại
Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948 nhà nước Israel được thành
lập. Hoa kỳ, Liên xô và một số quốc gia trên thế giới công nhận. Với diện tích
khoảng 20.000 km2. Từ ngày lập quốc đến nay, 66 năm Israel ngày nay đã trở thành một
nước lớn. Có khoảng gần 7 triệu người trong nước và hơn 6 triệu kiều bào ở nước
ngoài, chủ yếu sống ở các nước phát triển. Dân Do-Thái có tinh thần dân tộc
cao. Có nền công nghiệp phát triển, Do thái chiếm 0,2% dân số thế giới, nhưng
về giải Nobel, họ giành đến 23% tổng các giải từ năm 1901 đến nay; riêng về
nobel kinh tế, họ chiếm 41% giải thưởng ; Người Do Thái thông minh nhất thế
giới. Đến Do Thái hỏi trẻ em. Khi nhà bị cháy, con mang vật gì ra trước. Trẻ
trả lời “ các cuốn sách”. Đọc sách và coi trọng tri thức đó là bản tính đặc thù
của người Do Thái. “ Lắng tai nghe điều khôn ngoan, Hướng lòng con về sự thông
sáng” ( Châm ngôn 2:2). Người Do Thái dạy con làm giàu để có của cải, vật chất.
Họ thường nói các nước trung đông bán dầu khí, chúng ta bán tri thức. Trong tất
cả các lĩnh vực người Do Thái luôn nổi trổi” Trổi hơn mọi dân trên đất”. Chúng
ta biết Mỹ là một cường quốc trên thế giới, nhưng khi đề cập đến tiền người ta
có câu: “ Tiền của thế giới nằm trong tay của người Mỹ, nhưng tiền của người Mỹ
nằm trong túi người Do Thái”. Tất cả những thành công vượt bực của người Do
Thái có ngày hôm nay, một phần do đức tin tích cực của cha ông họ để lại. Họ
truyền dạy Lời của Đức Chúa Trời cho con cháu họ vâng giữ. Vì sự vâng lời, Đức
Chúa Trời là Đấng thành tín đã làm thành lời của Ngài cho Áp-ra-ham. “ Ta sẽ
làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con Và
con sẽ thành một nguồn phước” ( Sáng 12:2)
Nếu như ở trong câu chuyện về tháp Ba –bên loài người ban đầu đã hiệp lại với
nhau và nói: “ … nào chúng ta hãy xây cho mình một thành và dựng một tháp có
đỉnh cao đến tận trời để chúng ta được nổi danh và không bị tản lạc khắp trên
mặt đất” ( Sáng 11:4). Thì trong sự kiêu ngạo đó, họ đã bị Đức Chúa Trời phá
hủy làm cho lộn xộn các thứ tiếng và đi tản khắp nơi. Thì ngược lại, chương
trình của Chúa chọn Áp-ram rồi từ đó ban phước và làm nổi danh Áp-ram. Quan
điểm thiên định là tư tưởng lớn trong đức tin của Cơ- đốc giáo. Sự tồn tại của
chúng ta phải đi trong chương trình tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta làm việc
tích cực nhưng theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
3. Nguồn
phước:
Những phát minh của người Do Thái đã góp phần đem
đến cho nhân loại đầy đủ các phương tiện trong tất cả các lãnh vực của cuộc
sống thời hiện đại. Các học thuyết kinh tế đã làm cho khối lượng vật chất và
nền tài chính thế giới tồn tại mạnh mẽ; Đã thay đổi những quốc gia lạc hậu, đói
nghèo biết nắm bắt các quy luật thị trường để tái cân bằng lợi ích quốc gia, và
thay đổi nền tài chính và kinh tế quốc gia trên trường quốc tế. Về phương diện
tôn giáo và tâm linh. Chúa Jêsus trong thể tính con người, Kinh Thánh chép:
“ Gia phả Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít, con
cháu Áp-ra-ham” ( Mat 1:1). Sự ra đời của Đấng Christ đã thay đổi lịch sử nhân
loại; Ngài đã đem nguồn phước đến cho ai tin Ngài. Ngài làm thỏa lòng mọi người
nhờ cậy Ngài. Cơ đốc giáo trở thành một ánh sáng lớn soi vào cho nhân loại niềm
hy vọng vĩnh hằng. Chúa Jêsus được môn
đệ của Ngài là Giăng diễn tả: “ Đây là ánh sáng thật đã đến thế gian để soi
sáng mọi người” ( Giăng 1:9) “ Nhưng bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh
Ngài, thì ban cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời” ( Giăng 1: 12). Lời
Chúa đã soi dẫn vào đời sống của con người.
Chúa Jêsus Ngài xuống thế gian công bố về Vương
Quốc Đức Chúa Trời. Sự công bố Vương Quốc Chúa Trời đã mở ra một niềm hy vọng
đầy vui mừng cho bất cứ ai tiếp nhận Ngài. Sự mở ra tia hy vọng cho ai tiếp
nhận, đồng nghĩa với sự từ giả những tấm lòng hạn hẹp và sự hiểu biết giới hạn
của con người. Đem đến một tương lai tươi sáng ở trên trời, và ngay trong lòng
mình trên đất. Vương Quốc trên trời được Ngài thúc giục mọi người hãy ra đi rao
giảng: “ Ngài phán với họ : “ Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành cho mọi người.
Ai tin và chịu báp têm sẽ được cứu, nhưng ai không tin sẽ bị kết tội. Những
người tin sẽ được các dấu lạ nầy kèm theo. Họ sẽ nhân danh ta đuổi quỷ, sẽ nói
những ngôn ngữ mới, bắt rắn trong tay hay nếu uống nhầm chất độc cũng không bị
hại, họ đặt tay trên người bệnh thì người bệnh sẽ lành” ( Mác 16:15-18).
Sự sống mới đã thay đổi từ đây. Lời hứa mới đã
được nhận từ đây: “ Đức Chúa Jêsus đáp: “ Thật ta bảo các con không một ai vì Ta và Tin
Lành từ bỏ nhà cửa , anh em , chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà bây giờ,
ngay trong đời nầy lại không nhận gấp trăm lần hơn về nhà cửa, anh em, chị em,
mẹ, con cái, đất ruộng cùng sự bắt bớ và sự sống đời đời trong đời sau. Nhưng
có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối và người cuối sẽ trở nên đầu” ( Mác 10: 29-31).
Từ bỏ, để theo Chúa, để nghe Ngài dạy dỗ về đạo
lý Nước Trời để tạo một mối quan hệ tốt đẹp và hữu hảo của con người đối với
Trời và đối với người. Để Ngài dạy dỗ về vũ trụ, Nước Trời và đạo lý làm người.
Để con người biết sự khôn ngoan mà hành xử cho có tình người, tình thương. Ngoài
việc dạy dỗ con người ăn ở hiền từ, hiếu kính cha mẹ đương khi cha mẹ còn trên
đất, như mọi tôn giáo. Chúa Jêsus còn dạy dỗ nhiều điều vượt ra khỏi sự hiểu
biết giới hạn của con người.
Chúng ta
sẽ bị chống đối trong buổi đầu tin Chúa !
Thời gian là sự nhiệm mầu để làm hòa dịu, hòa
giải những đánh giá sai lầm về niềm tin tôn giáo. Khi sự hiểu biết trọn vẹn sẽ
góp phần làm cho tình yêu giữa những người trong gia đình hiệp làm một; các gia
đình trong dòng tộc hiệp làm một; các
giòng họ khác nhau hiệp làm một. Kết quả sau cùng không mất ai còn thêm lên. Hội Thánh của Chúa trên đất là một chứng
minh thật sự về nhận định trên.
Người Do Thái không chỉ ở trung đông mà ngay trên
thế giới thường bị “ xua đuổi”. Nhưng Đức Chúa Trời luôn luôn bảo vệ họ. “ Ta sẽ ban phước cho người
nào chúc phước ngươi; rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi và các chi tộc nơi thế gian sẽ
nhờ ngươi mà được phước” ( Sáng 12: 3). Khi Cơ đốc giáo phát triển, có lẽ lịch
sử của Israel được nhiều người biết đến,
và xứ Thánh trở thành một địa điểm du lịch của các tín hữu Cơ -đốc nói riêng và
các tôn giáo liên quan đến Do Thái nói chung. Đã có rất nhiều cuộc chiến Đức
Chúa Trời đánh quân thù để bảo hộ cho
người Israel .
Chúng ta
sẽ bị chống đối trong quá trình truyền giáo!
Nhưng Chúa Jêsus đã biết trước điều đó, nên Ngài
đã trang bị: “ Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ,
vu cáo đủ mọi điều xấu . Hãy vui mừng hớn hở vì phần thưởng của các con ở trên
trời là rất lớn; bởi vì các nhà tiên tri trước các con cũng từng bị người ta
bắt bớ như vậy” ( Mat 5:11).
Đức Chúa Trời luôn ở bên mỗi chúng ta trong từng
bước đi. Chúng ta đã nhận sự phước hạnh hãy đem nguồn phước chia sẻ cho mọi
người.
4.Kết
luận: Để thân tặng cho bạn đọc và anh chị em trong Christ một phương
châm sống có ích cho đời người, tôi xin trích dẫn lời của Chúa soi dẫn cho sứ
đồ Phao-lô viết thư gửi cho tín hữu trong hội thánh của Đức Chúa Trời tại
Tê-sa-lô-ni-ca:
“ Hãy tập sống yên lặng, việc ai nấy lo, và
dùng chính đôi tay mình làm ăn sinh sống, như chúng tôi đã truyền cho anh chị
em, để nếp sống của anh chị em được người ngoài kính trọng và anh chị em không
thiếu thốn gì” ( Itê-sa-lô-ni-ca 4:11).
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.