Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Ngày ấy tôi tin- Lời chứng

Ngày ấy tôi tin?

Trong đời người sinh ra, lớn lên, thụ hưởng, trưởng thành và cuối cùng là đúc kết: Được mất, nên, hư, thịnh, suy...Con người hòa nhập trong cuộc sống, đời người gặp nhiều cơ hội, mỗi cơ hội đều tạo nên cho con người một sự nghiệp tốt đẹp nếu biết nhận nó như một dấu ấn của sự chuyển vận.
Con đường mà tôi đi như mọi thanh niên khác vào đời, cũng công danh và sự nghiệp. 
Có một ngày kia tôi nhìn lên bức tường bằng sơn trắng dòng chữ: Ta là đường đi, chân lý và sự sống. ( Giăng 14:6a). Tôi tò mò câu nói nổi tiếng đó, cho đến nay tôi đi trên con đường mà Người phát ngôn đó đã đi gần như tôi thầm cảm phục về lẽ thật đó. Chúa Jêsus Ngài đã đến thế gian để cứu nhân loại-Ngài là cứu Chúa của nhân loại. Ba mươi ba năm Ngài sống trên đất, Chúa Jêsus đã đem niềm vui và mọi phước hạnh đến cho bất kỳ ai mà Ngài gặp. Lần cuối cùng tử nạn trên thập tự giá ở đồi Gô-gô-tha mà Chúa Jêsus cũng không từ chối lời cầu xin của kẻ cướp" Thật, Ta bảo con, hôm nay con sẽ được ở với Ta trong Pa-ra-đi"
                                                                                                     ( Lu-ca 23:43).
Tôi gặp Chúa Jêsus và tôi đã đọc Kinh Thánh.
Cuốn Kinh Thánh đã soi dẫn tôi từng bước vào đời và vào Vương quốc của Ngài. 
                             " Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi.
                               Là ánh sáng của đường lối tôi" 
                                                       ( Thi Thiên 119:105)
Hôm qua làm chứng cho một bệnh nhân, sau khi kết thúc câu chuyện ra về, anh hỏi tôi: Nếu tôi tin Chúa thì không khó gì, nhưng bảo tôi đừng cúng giỗ và đừng ăn đồ cúng giỗ thì thật là khó lắm cho tôi vì tôi là con cả trong một gia đình đông anh chị em.
Sau đó, tôi có giải thích cho anh và anh rất thỏa lòng.
Sở dĩ, Tin Lành không được đến một cách mạnh mẽ trên đồng bào Việt Nam chúng ta đó là rào cản về: Phong tục, tập quán, thói quen về quan điểm tâm linh liên quan đến tín ngưỡng và hình tượng. Cái điều mất mát đó, rất nhỏ so với cái ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho con người khi tiếp nhận Ngài làm cứu Chúa cho đời mình. 
Theo đạo Tin Lành bỏ ông bỏ bà, bất hiếu v.v đó là câu thường gặp mà người Việt hay truyền cho nhau. 
Bây giờ, trong ánh sáng của Chúa, tôi tạ ơn Ngài vì ngày ấy Ngài đã dùng các anh chị em đầy ơn đã giúp tôi tiếp nhân Ngài.
Tôi gặp Chúa và nhận được cuốn Kinh Thánh là cơ hội lớn nhất và có ý nghĩa sâu xa nhất trong cuộc đời mình.
                                                                                                     LÊ VINH THÀNH

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Du Lịch Đà Lạt - Ký sự.

Du Lịch Đà Lạt.

Nắng nóng tháng tư-Sàigòn không chịu nổi, mặc dù nơi tôi ở quanh năm có gió.
Được bao bọc bởi dòng sông Sàigòn- bán đảo Thanh Đa -Bình Qưới luôn cho ta một độ ẩm và độ thoáng dễ chịu. Thế nhưng, những ngày tháng tư -2013 khác hơn mọi năm. Hiệu ứng của biến đổi khí hậu, đã tạo nên một sự khó chịu cho môi trường sống: Con người, cây cối và vật nuôi.
Qua một con phà đã cũ vào một buổi chiều tan giờ công sở. Mũi phà gán vào bờ bệ kê sẳn trên bờ, chiếc ống nhả khói đen sịt sau một cái ịch dừng lại của phà. Làn khói đen kia dần dà tan biến và chúng góp phần vào trong sự tương ứng và tương đồng của hàng vạn khói bụi công nghiệp khác, nhả ra từ vô số  máy móc của đủ loại nghành nghề do con người tạo ra. Nhìn xuống dòng sông nước đen ngòm, vì chúng đã nhận biết bao nhiêu loại nước thải từ dân dụng đến công nghiệp. Môi trường nước và môi trường không khí đã bị ô nhiễm bởi sự vô tư, vô tình của con người tạo nên. Và con người cũng từ đó phải trả giá cho sự bất cẩn của mình. Đang suy nghĩ về môi trường, từ trong túi quần chiếc điện thoại reo và rung. Một người bạn học thời trung tiểu học từ Tân Phú gọi đến. Dừng lại trên chiếc xe bên lề đường, tôi trả lời và tán gẫu vài câu. Khi kể về thằng bạn kia giàu lên nhờ kinh doanh hóa chất, sẳn những ý tưởng đó, tôi nói rằng: " Ừ thì nó giàu lên tỉ lệ thuận với số người bị ung thư trong các bệnh viện". Con người đã lạm dụng chất hóa học mà gần như bây giờ tìm bất kỳ một loại thức ăn hay vật dụng gì mà không có hóa chất người ta gọi là: "Sạch". Thức ăn sạch, nước sạch,... Bất chợt tôi lại suy gẫm về câu Kinh Thánh trong sách Giê-rê-mi:
" Lòng người ta là dối trá hơn muôn vật,
Và rất là xấu xa.
Ai có thể biết được" ( Giê-rê-mi 17:9).
Khi bày một đĩa thức ăn ngon lên cho quý khách đến quán mình, chắc người chủ thừa biết thức ăn kia thuộc nhóm nào? sạch hay không sạch? Thế nhưng đã có nhiều lần nhân viên nhà nước đã từng khui những thùng xốp chứa hàng tấn những tạng phủ, xương thịt động vật đã bị thối rửa. Hơn ai hết những người phân phối hàng hóa đã thừa biết hàng hóa đã hết hạng sử dụng đã được sửa lại thời hạn.Các nhà sản xuất đã suy nghĩ gì về nguyên liệu đầu vào, có thử đặt một lợi ích sức khỏe lên trên mục tiêu lợi nhuận. Hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra, nó tốt hay xấu từ lương tâm con người tự vấn lấy. Nhưng dẫu nó có xấu vẫn còn tốt hơn lòng con người tạo ra chúng. " Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra" ( Châm ngôn). 
Rời Sàigòn lúc chín giờ sáng trên một chiếc xe bụi lên Đà Lạt, tôi không chọn xe máy lạnh mà chọn xe 16 chỗ ngồi chạy để đón gió tự nhiên. Chiếc xe rời bánh và đón khách dọc đường, chúng bỏ tôi tại Đức Trọng và chuyển qua xe khác để về Đà Lạt. Anh tài xế sợ tôi bực mình nên thường động viên an ủi, tôi vui vẻ và nói với anh rằng: ít khi tôi đi xe " bụi" hôm nay tôi rảnh đưa gia đình đi chơi vài hôm tôi muốn tìm lại cái cảm giác của những năm trong thập niên 80. Sang chiếc xe khác chúng chất đầy những mít và sầu riêng, tôi lại được dịp thưởng thức cái mùi tự nhiên từ trong cảnh thật. Dọc đường hình ảnh của cây cối, cảnh vật và những người rao bán dọc theo các nơi xe dừng lại, tôi bất giác hồi tưởng lại năm đầu tiên 1986 tôi rời Quảng Ngãi vào Sàigòn, hình ảnh màu đất đỏ, rừng cao su, trái sầu riêng, chơm chơm lại hiện  ra trong trí nhớ của tôi.
Hình ảnh miền Nam thân yêu của tôi ngày ấy, miền đất đã mở tấm lòng ra đón nhận một thanh niên miền trung vào đây lập nghiệp.
Đang miên man về những suy nghĩ trước mắt hiện ra cho tôi một ngọn đèo, anh tài xế bảo rằng: Qua khỏi ngọn đèo nầy là vào Thành Phố Đà Lạt. Gió mát và khí trời dịu lạnh. Tôi đã bắt đầu hưởng khí hậu Đà Lạt thật rồi. Đà lạt kỳ nầy không lạnh ( 9/4/2013 ) , ban đêm ngủ mở cửa chỉ mặc áo mỏng, tôí dạo phố chỉ mặc quần áo bình thường không cần phải mặc đồ ấm. 
Hồ Xuân Hương  hiện ra nằm giữa trung tâm của thành phố. Đức Chúa Trời đã tạo một cảnh Hồ nên thơ và giàu tưởng tượng. Hồ của tình yêu và thi ca. Dọc bên hai bờ Hồ lúc nào cũng có người đi tản bộ, nhất là sáng sớm và chiều tối. Tôi không bỏ lỡ cơ hội hít gió Đà Lạt và đi bộ cho khỏe đôi chân. Trời lạnh về chiều cũng là lúc những người bán lẽ dọn cho mình một nồi lửa than để bán bánh tráng nướng mỡ hành, trứng gà, bắp, khoai lang. Trà nóng thường được các nhân viên bán hàng chào mời, nhất là trà Atisô vì xứ sở của loại thực phẩm nầy, kèm theo với các loại mứt nhất là mứt dâu, mứt hồng, mứt trần bì làm từ vỏ quýt. Chúng đã bỏ chất bảo quản không còn tự nhiên.



Buổi tối dạo quanh chợ Đà Lạt có các món ăn dân dã cháo gà và bún riêu. Hai thứ thức ăn phù hợp với khẩu vị người Việt và với khí trời lạnh của Đà Lạt. Tôi ghé mắt để nhìn một số họa sĩ phát thảo nhanh những bức ký họa trên giấy và trên gỗ.
Sáng hôm sau chúng tôi đến vườn hoa thành phố Đà Lạt, bầu trời xanh pha ánh hồng cùng với hoa tạo nên một phong cảnh thật nên thơ và giàu sức sáng tạo, không bỏ mất thời cơ tôi  đã chụp rất nhiều bức hình kỷ niệm. Có lẽ, ít có khi nào tôi lại dễ chịu như lúc nầy, vì cùng đi với mình có vợ và cô con gái yêu. Mấy lần đi du lịch tôi thường đi với vợ và bạn bè, còn con gái thì bân học. Lần nầy, tôi thoải mái thả hồn để tận hưởng sự an lành của thiên nhiên và môi trường.


Chúng tôi ghé Đồi Thông Hai Mộ vào một buổi chiều trên một chiếc xe hai bánh của hãng Yamaha mà bà chủ khách sạn cho chúng tôi thuê. Phải nói thật một điều Đà Lạt đúng là thành phố du lịch, dân Đà Lạt thân thiện, trong những ngày ở Đà Lạt tôi thường tấp vào để hỏi đường, người nào cũng đón tiếp và chỉ dẫn một cách nhẹ nhàng, chi tiết. Hai lần xệp lốp xe hai lần bơm ở hai điểm khác nhau tôi đều được trả lời: Dạ, không lấy tiền. Những chi tiết thân thiện đó đã giúp tôi muốn nhiều lần ghé Đà Lạt.
Một buổi sáng của ngày thứ ba trong chuyến chúng tôi ghé Thác Cam Ly, từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến thác Cam Ly chúng tôi chỉ chạy xe có 15 phút. Thác Cam Ly mùa nầy ít nước nên những tảng đá bạc nhô ra nhiều hơn. Các nhà đầu tư đang sửa soạn một số công trình phụ nhằm tôn tạo vẻ đẹp của Thác để đón Lễ 30/4 và 1/5.
Vợ và con gái của tôi có dịp lên Đà Lạt nên được những người ở đây cho mướn những chiếc áo để giả cô gái Nhật, mặc dù vợ tôi là cô gái Hoa và con tôi là cô gái Việt. Chắc là hay dùng đồ Nhật vì chúng bền và đẹpnên có cảm tình với cô gái Nhật.( còn nữa)







Ngôi Trường Xưa - Tùy bút

Ngôi trường xưa.

Trường được xây dựng năm 1982, chúng tôi khóa học (1982-1985) là lứa học sinh được học trong ngôi trường mới. Trường được xây dựng bên triền núi, phía trước cổng trường là quốc lộ I. Trường quanh năm mát dịu, vì trước mặt trường là một cánh đồng lúa và xa hơn một chút là biển.
Tuổi thơ và thời trung học chúng tôi được hấp thụ một môi trường thiên nhiên tương đối an bình. Biển, nơi ấy cho chúng tôi những thức ăn tươi và đầy bổ dưỡng. Dân chài thời ấy chỉ đi biển gần bờ. Biển, cho chúng tôi có thể chọn nhiều bãi tắm theo ý thích của mình. Biển, ban đêm cho chúng tôi đốt những ngọn đuốt bằng vỏ xe phế thải để đuổi còng.
Sông Vệ, giòng sông trong lành quanh năm và bãi cát khi bồi khi lỡ. Giòng sông cho chúng tôi tắm vào những buổi trưa hè, cho chúng tôi nhìn những con đập ngăn dòng nước mặn, sông cho những quả dưa hấu đỏ mọng trồng bên bãi cát. Sông có những lúc giận hờn, nhất là mùa đông, những cơn lũ lụt trào dâng nước từ thượng nguồn, mang theo những thân cây to đùng từ trên núi trôi dạt xuống.
Núi, ngọn núi Đá Bạc vừa đẹp vừa có ích. Ở đó dân quanh vùng khai thác đá để xây nhà và trồng khoai lang. Khoai lang là một thức ăn góp phần nuôi sống dân quanh vùng trong những năm tháng đất nước khó khăn.
Lúa là cây lương thực chính của Mộ Đức. Cánh đồng cho chúng tôi những vẻ đẹp khác nhau của nó. Mùa xuân lúa xanh thời con gái, đứng giữa cánh đồng gió biển hòa với nước đồng cho chúng ta thưởng thức sự mát mẽ lạ thường. Lúa khi chín vàng và mùa gặt...
Có lẽ, chính vì vẻ đẹp của thiên nhiên từ quê hương mang lại, mà bạn bè chúng tôi rất nhiều bạn biết làm thơ, thích thơ và yêu thơ.
Ngôi trường trung học đã đưa chúng tôi vào đời đầy vẻ tự tin, vì ở đó chứa đựng tình yêu, tình Thầy và tình bạn. Ở đó, với dung lượng khiêm tốn của kiến thức và tri thức, nhưng nó đã định hình cho ý nghĩa một đời người, còn ở phía trước với những trăn trở về thân phận con người, quê hương, đất nước.
Chúng tôi thì đi xa, nhưng những người Thầy, Cô giáo yêu nghề, yêu người thì bám lại. Ngôi trường và Thầy Cô vẫn cứ ở mãi trong ký ức của học trò.
Mỗi lần nghĩ về mái trường là mỗi lần nghĩ và nhớ về Thầy Cô!

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Sinh nhật Mẹ tôi - Nhật ký

NGÀY SINH NHẬT MẸ TÔI.

Sáng Chủ Nhật ngày 7/4/2013 như thường lệ, tôi phải dậy sớm hơn, cầu nguyện tương giao với Chúa, đi ăn sáng và sửa soạn cho một ngày mới: Ngày Chủ Nhật.
Vợ tôi đã chuẩn bị sẵn một phần quà, để tôi thay mặt Hội Thánh tặng quà cho Mẹ tôi nhân ngày Sinh Nhật. Mẹ tôi không nhớ mình sinh ra ngày nào, chỉ biết rằng sinh ra tháng Tư - năm 1930



Hội Thánh  tặng quà Sinh Nhật cho Anh Chị Em vào mỗi sáng Chủ Nhật trong tháng. Chúng tôi dành cho Mẹ  một sự bất ngờ nên sáng nay Mẹ tôi không sửa soạn quần áo đẹp. Mẹ tôi sinh ra ở An Lão, Bồng Sơn, Tỉnh Bình Định. Mẹ tôi một người Vợ tuyệt vời của Ba tôi, một người Mẹ đáng Kính yêu của chúng tôi và là Bà nội, Bà ngoại đáng tự hào của đám cháu.Người Mẹ đã tảo tần sớm hôm lo cho chúng tôi cái ăn, cái mặt, cái chữ. 
Từ khi nhận được sự cứu rỗi Mẹ tôi đã dành nhiều giờ cầu nguyện cho chúng tôi. 
Chúng tôi theo Đạo Tin Lành Chúa dạy chúng tôi phải hiếu kính Cha Mẹ. chúng tôi ra sức lo cho Cha Mẹ Anh Chị Em và mọi người thân khi còn sống, quan tâm đến ngày Sinh Nhật. 
Người Việt Nam có câu:
" Mẹ già ở túp lều tranh, 
sớm thăm tối viếng mới đành dạ con"( Ca dao). 
Cha Mẹ tuổi già thích và vui khi con cháu thường xuyên thăm viếng và chăm sóc. Chẳng thế mà Chúa còn hứa cho chúng tôi sẽ ở trong Vương Quốc Đức Chúa Trời. 
Chúng tôi cả gia đình tin Chúa, sinh hoạt bên nhau, nên cũng thường xuyên gần Mẹ.
Nụ cười tự nhiên với niềm vui trong ngày Sinh Nhật, Mẹ tôi đã trở nên cao quý  trong lòng chúng tôi. 
                                                                                                          MS LÊ VINH THÀNH                                                                                     





Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Qũy chữa bệnh từ thiện Lu-ca- ký sự

QUỸ CHỮA BỆNH TỪ THIỆN LU-CA.
Qũy chữa bệnh Từ Thiện Lu-Ca là chương trình khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí do Mục sư Lê Vinh Thành, Chủ Tịch Hội Thánh Báp-Tít Độc Lập Việt Nam sáng lập. Qũy ban đầu là bởi sự góp sức của các thành viên trong gia đình Mục sư, sau đó có sự đóng góp của một số con tôi Chúa. 
Trước khi Mục sư Lê Vinh Thành được kêu gọi đặc biệt để hầu việc Chúa, Ông là Bác sĩ phụ trách  chuyên môn Y Học Cổ Truyền của Trung Tâm Y học Cổ Truyền Đông Phương, trưởng phòng khám Đông Y Vạn Xuân.
Là người thừa kế nhiều đời về Y Học cổ truyền Đông Phương. Năm 1995 Ông tốt nghiệp khóa Lương Y Quốc Gia. Năm 1998 Ông tốt nghiệp khóa Lương Y thừa kế của Viện Y Học cổ truyền TP.Hồ Chí Minh. Và các khóa đào tạo về y học hiện đại: X Quang, Xét nghiệm, Giaỉ phẩu, vật lý trị liệu, châm cứu thực hành, hồi sức cấp cứu, xử lý tai nạn hiện tại và sau chấn thương,... của Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Ông đã kết hợp Y Học cổ truyền và Y Học hiện đại đã khám và chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân, đem lại  kết quả điều trị cao, trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. 
Là một Mục sư và cũng là một Thầy thuốc, cho nên Ông có thuận lợi trong việc chia sẻ phúc âm cho tín nhân. Đại đa số tín hữu trong Hội Thánh là những bệnh nhân. Mục sư đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp y học, y học cổ truyền  và đức tin. Cả hai công việc vừa là Thầy thuốc vừa là chứng nhân của Đấng Christ, Mục sư Lê Vinh Thành đã hầu việc Chúa có kết quả.
Năm 2000 Ông tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế, khoa Quản Trị Kinh Doanh. Từ đó, Ông có thêm kiến thức về quản trị.
Năm 2012 trước sự phát triển của các Hội Thánh Chúa tại nhiều địa phương, Mục sư Lê Vinh Thành đã thành lập Quỹ Chữa Bệnh Từ Thiện Lu-Ca. Từ đó đến nay đã khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho rất nhiều bệnh nhân. Đại đa số là các tôi tớ và con cái Chúa ở tất cả các nơi.
Sau đây là một số hình ảnh về lượt khám chữa bệnh ở các vùng núi xa xôi.
Ngoài công việc khám chữa bệnh có công tác từ thiện khác mà các anh chị em Hội Thánh Chúa ở Sài gòn vẫn âm thầm làm từ nhiều năm nay. Các anh chị em quyên góp quần áo cũng như những vật dụng khác ở Sàigòn, đóng vào trong thùng sau các đợt huấn luyện  chia sẻ cho các anh chị em ở vùng sâu, vùng xa.
                                                                                            Tin và ảnh: Thiên Bút