Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Chọn Kinh Thánh tiếng Anh nào tốt nhất.

Ngày nay Cơ đốc nhân tại Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ, việc sử dụng Kinh Thánh tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nhưng những thông tin cần thiết để lựa chọn một phiên bản thích hợp còn rất hạn chế: có bao nhiêu loại Kinh Thánh tiếng Anh? Sự khác biệt giữa các phiên bản nầy là gì?... Hy vọng rằng bài viết nầy của chúng tôi sẽ hữu ích cho quý vị.
Hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau, khiến nhiều người tự đặt cho mình câu hỏi: “loại nào là phù hợp cho tôi nhất?” Như chúng ta đã biết, Kinh Thánh được viết trong một thời gian dài khoảng 1500 năm bởi 40 trước giả sống ở ba châu lục khác nhau với văn phong rất đa dạng, nhưng tất cả đều được khải thị và hà hơi bởi Thánh Linh. Ba ngôn ngữ được dùng để viết nên Kinh Thánh là tiếng Hêbơrơ, tiếng Hy lạp và tiếng Arập. Mãi đến cuối thế kỷ 14 bản Kinh Thánh tiếng Anh đầu tiên mới xuất hiện, đó là bản dịch của John Wycliffe, quan điểm để ông bắt đầu công việc dịch thuật nầy của mình là: mọi người đều cần được đọc Kinh Thánh, và ông đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Latin sang tiếng Anh. Những bản sau đó bao gồm: bản dịch Tân Ước của William Tyndale năm 1526 và bản New King James năm 1611. Kể từ đó, nếu không phải là hàng ngàn thì cũng đã có hàng trăm bản dịch Kinh Thánh khác nhau được sử dụng.
Các bản dịch Kinh Thánh từ trước đến nay có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất là bản dịch sát với từng từ trong Kinh Thánh nguyên bản. Các bản dịch nầy tôn trọng tuyệt đối ý nghĩa và cách dùng của các từ trong ngôn ngữ nguyên văn, thích hợp cho việc nghiên cứu và phân tích Kinh Thánh. Loại thứ hai là các bản dịch chuyển ý. Các bản dịch nầy chú trọng hơn đến ý nghĩa tổng quát và sắc thái nhằm giúp người đọc có thể hiểu Kinh Thánh dễ dàng hơn. Vì vậy bản dịch loại thứ hai nầy dễ đọc hơn nhưng lại không giữ được ngữ nghĩa chính xác của văn bản gốc.
ban kinh thanh nao
Một cuốn Kinh thánh Tiếng Anh tốt sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc nghiên cứu và học lời Chúa
Tất nhiên, qua thời gian, các dịch giả đã nỗ lực kết hợp hai phương pháp nầy nhằm vừa giữ được vẻ đẹp của văn bản gốc đồng thời sử dụng ngôn ngữ đương đại. Sau đây là liệt kê một số bản dịch Kinh Thánh phổ biến hiện nay và đặc điểm của chúng:
-          Bản dịch quốc tế mới ( New International Version – NIV ). Đây là bản dịch tiêu chuẩn, được hoàn thành năm 1978 với sự cộng tác của rất nhiều học giả Kinh Thánh đến từ các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính nhằm có thể vượt qua những rào cản về quốc gia cũng như hệ phái. Đây là một bản dịch rất chuẩn xác với ngôn ngữ đương đại. Được viết cho người đọc có trình độ Anh ngữ tương đương học sinh bản ngữ cấp II, đây là bản dịch phổ biến nhất trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua. Bản dịch nầy là sự kết hợp hài hòa giữa lối dịch chuyển nghĩa trực tiếp và lối dịch ý. Gần đây còn có thêm Bản dịch quốc tế hiện đại ( Today’s New International Version – TNIV ). Bản dịch nầy có một số thay đổi về ngôn ngữ để phù hợp với sự phát triển của tiếng Anh ngày nay.
-          Bản dịch chuẩn Hoa Kỳ mới ( New American Standard Version – NASB ) được hoàn thành năm 1971, là bản cập nhập của Bản dịch chuẩn Hoa Kỳ ( American Standard Version – ASV). Đây là bản dịch rất sát nghĩa với nguyên bản. Vì vậy bản dịch nầy được viết cho trình độ Anh ngữ cao hơn, tương đương học sinh bản ngữ cấp 3, đồng thời những lời cầu nguyện và các bài ca được viết bằng tiếng Anh cổ. Bản dịch nầy có kèm theo những tóm tắt, hướng dẫn đọc cho từng sách, cũng như phần tìm hiểu về các trước giả.
-          Bản dịch Lời Đức Chúa Trời ( The Message ), tương tự với nhiều bản dịch đã có trước đó, đây là một bản Kinh Thánh diễn ý, sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ hiện đại. Bản Kinh Thánh nầy được dịch và diễn ý bởi Eugene Peterson trong khoảng 10 năm. Cũng chính vì vậy mà bản dịch nầy có đôi chút cách xa so với nguyên bản.
-           Bản dịch chuẩn Anh quốc ( English Standard Bible – ESV ), xuất bản lần đầu năm 2001. Các dịch giả của bản Kinh Thánh nầy đã nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng từng từ ngữ và sắc thái trong nguyên bản, đảm bảo cho bản dịch nầy theo sát với nguyên văn trong tiếng Hêbơrơ, Hy lạp và A rập, vừa cố gắng theo sát nghĩa đen hết mức có thể, vừa cố gắng diễn đạt ở mức dễ hiểu nhất. Đây cũng là một bản dịch được đánh giá rất cao trên thế giới.
-          Bản dịch Tiếng Anh đương đại (Contemporary English Version - CEV): Đây là một trong những bản Kinh thánh với ngôn từ đơn giản và chuẩn hóa theo ngôn ngữ hiện đại, nó đặc biệt rất phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Hy vọng với những thông tin ít ỏi trên, quý vị có thể lựa chọn cho mình một bản Kinh Thánh tiếng Anh phù hợp nhất. Trân trọng!
Anh Vũ (soạn dịch) - Nguồn: Hoithanh.com

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Giảng luận


ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG THÀNH TÍN
                                                                                  Mục sư LÊ VINH THÀNH

Kinh văn:
Sáng-thế Ký 12:1-3Genesis 12:1-3
1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho.
1 Now Jehovah said unto Abram, Get thee out of thy country, and from thy kindred, and from thy father's house, unto the land that I will show thee:
2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước.
2 and I will make of thee a great nation, and I will bless thee, and make they name great; and be thou a blessing;
3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.
3 and I will bless them that bless thee, and him that curseth thee will I curse: and in thee shall all the families of the earth be blessed.

GIẢNG LUẬN:

Sách Sáng thế ký là một tác phẩm nói về nguồn gốc của vũ trụ và con người trong buổi ban đầu ( khởi nguyên). Đề cập đến những  chủ đề chính: Công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa. Sự sáng tạo ra loài người giống hình và ảnh của Đức Chúa Trời. Loài người nghe lời con rắn sa ngã, biết điều thiện và điều ác, trốn tránh Đức Chúa Trời và tội lỗi gia tăng . Thiên Chúa trừng phạt loài người qua một cơn nước lụt, ngoại trừ gia đình Nô-ê; Sự kiện tháp Ba-bên.
Bắt đầu từ đoạn 12 Kinh Thánh đề cập đến một người  Áp-ram; Và từ người nầy trở nên một dân tộc. Người nầy được kể là người có đức tin.
Áp-ram là nguồn gốc đức tin của ba tôn giáo lớn: Do-thái giáo, Cơ-Đốc giáo và Hồi giáo. Lịch sử tôn giáo xếp Áp-ram là con người vĩ đại. Ông là Ông tổ của người Israel. Ông sống ở thế kỷ 19 trước CN. Là một người du mục vùng Lưỡng Hà. Một đặc điểm nổi bật để trở thành con người vĩ đại, đó chính là: Ông tin vào Lời của Đức Chúa Trời, đến đâu ông cũng lập bàn thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời và cầu khẩn danh Ngài.
Áp-ram định cư tại Cha-ran; Cha ông tên là Tharê, qua đời tại đây, thọ 205 tuổi; Áp-ram sống tại Charan với vợ tên là Sarai, cháu ruột mình tên là Lót; Charan là xứ sở giàu có, nông nghiệp trù phú, trung tâm của nhiều tín ngưỡng thờ hình tượng. Khi cha ông là Tharê còn sống, Tharê là người thờ phượng và phụng sự tà thần (Giôsuê 24:2, 15).
Lúc Áp-ram 75 tuổi, Đức Chúa Trời hiện đến cùng Áp-ram gọi ông hãy từ bỏ quê hương, dòng họ của mình để đi đến một xứ khác mà Chúa sẽ chỉ cho; Ngài bảo Áp-ram rằng, “Ngươi hãy ra khỏi quê hương……nhờ ngươi mà được phước.”( Sáng 12: 1-3).
1. Từ bỏ:
Lý do mà Đức Chúa Trời bảo Áp-ram ra khỏi quê hương, dòng họ mình, là vì nơi đây quá nhiều tội lỗi, mảnh đất tối tăm, quyền lực Satan đang cai trị; khiến nhiều dòng họ và dân chúng say mê hình tượng, thờ tà thần, mê tín, dị đoan, lên đồng cốt, bói khoa, tà thuật… Đức Chúa Trời không muốn con cái, dân tộc ra từ Áp-ram sẽ tiếp tục cuộc đời nhiều tội  lỗi và than khóc này, nên Ngài gọi ông từ bỏ, ra đi.
Việc ly hương với những người con trẻ thì rất dễ, Ngược lại với một người lớn tuổi, là điều rất khó khăn. Hơn nữa, ông đã gắn bó với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, đất đai của tổ tiên, mồ mã của ông bà. Sự gắn bó nghĩa tình với bà con giòng họ, với những tài sản thừa kế và tạo dựng được một phần nào đang ổn định, bây giờ bỏ đi, là một cuộc đấu tranh về tư tưởng không phải dễ dàng chút nào. Đó là chưa kể những cản trở, lời bàn ra hoặc những khuyên can của bà con giòng tộc.
Hòa mình trong vòng thân tộc, nuôi dưỡng trong dòng họ không tin Chúa. Nhưng đức tin của Áp-ram rất vĩ đại. Ông biết Chúa là Đấng thành tín; Đấng nắm giữ linh hồn mình; quyết định cuộc đời mình và hứa một tương lai tươi sáng cho con cháu sau nầy, nên ông quyết định ra đi theo lời dạy của Chúa. Ông đi mà không biết nơi đến là đâu. Ông ra khỏi quê hương để đi nơi xứ Thánh, nơi tự do thờ phượng Đức Chúa Trời. Dứt bỏ phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, tà thần, thờ hình tượng để nhận lấy điều mới từ nơi Đức Chúa Trời, để dạy dỗ vợ con và cháu chắt, những  người trong gia đình đạo lý của Đức Chúa Trời . Thiên đạo.
2. Bước đi:
Áp-ram vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình nhận làm cơ nghiệp. Áp-ram đưa Sa-rai vợ mình, và Lót cháu mình, tất cả tài sản dành dụm được và các gia nhân đã có tại Cha-ran đến xứ Ca-na-an. Để thực hiện điều đó, ngoài công sức, hy sinh tiền bạc vật chất.  Áp-ram bằng tình yêu thương đã khuyên răn, thuyết phục để họ đồng lòng thực hiện ý muốn của Chúa.
Áp-ram sau đó sinh I-sắc, I-sắc sinh Gia –cốp, Gia-cốp sinh mười hai người con là mười hai chi trưởng, của mười hai chi phái Israel. Cháu nội của Áp-ram là Gia-cốp sau một cuộc vật lộn Thiên Chúa đã đổi tên ông là Gia-cốp thành tên Israel, cũng chính là tên quốc gia Do-thái ngày nay. Lịch sử Do-thái được các sách trong Kinh Thánh ghi chép rất kỹ. Sau một thời gian dài gần 2000 năm bị lưu đày. Ngày 14 tháng 5  năm 1948  trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948 nhà nước Israel được thành lập. Hoa kỳ, Liên xô và một số quốc gia trên thế giới công nhận. Với diện tích khoảng 20.000 km2. Từ ngày lập quốc đến nay, 66 năm Israel ngày nay đã trở thành một nước lớn. Có khoảng gần 7 triệu người trong nước và hơn 6 triệu kiều bào ở nước ngoài, chủ yếu sống ở các nước phát triển. Dân Do-Thái có tinh thần dân tộc cao. Có nền công nghiệp phát triển, Do thái chiếm 0,2% dân số thế giới, nhưng về giải Nobel, họ giành đến 23% tổng các giải từ năm 1901 đến nay; riêng về nobel kinh tế, họ chiếm 41% giải thưởng ; Người Do Thái thông minh nhất thế giới. Đến Do Thái hỏi trẻ em. Khi nhà bị cháy, con mang vật gì ra trước. Trẻ trả lời “ các cuốn sách”. Đọc sách và coi trọng tri thức đó là bản tính đặc thù của người Do Thái. “ Lắng tai nghe điều khôn ngoan, Hướng lòng con về sự thông sáng” ( Châm ngôn 2:2). Người Do Thái dạy con làm giàu để có của cải, vật chất. Họ thường nói các nước trung đông bán dầu khí, chúng ta bán tri thức. Trong tất cả các lĩnh vực người Do Thái luôn nổi trổi” Trổi hơn mọi dân trên đất”. Chúng ta biết Mỹ là một cường quốc trên thế giới, nhưng khi đề cập đến tiền người ta có câu: “ Tiền của thế giới nằm trong tay của người Mỹ, nhưng tiền của người Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Tất cả những thành công vượt bực của người Do Thái có ngày hôm nay, một phần do đức tin tích cực của cha ông họ để lại. Họ truyền dạy Lời của Đức Chúa Trời cho con cháu họ vâng giữ. Vì sự vâng lời, Đức Chúa Trời là Đấng thành tín đã làm thành lời của Ngài cho Áp-ra-ham. “ Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con Và con sẽ thành một nguồn phước” ( Sáng 12:2)
Nếu như ở trong câu chuyện về tháp     Ba –bên loài người ban đầu đã hiệp lại với nhau và nói: “ … nào chúng ta hãy xây cho mình một thành và dựng một tháp có đỉnh cao đến tận trời để chúng ta được nổi danh và không bị tản lạc khắp trên mặt đất” ( Sáng 11:4). Thì trong sự kiêu ngạo đó, họ đã bị Đức Chúa Trời phá hủy làm cho lộn xộn các thứ tiếng và đi tản khắp nơi. Thì ngược lại, chương trình của Chúa chọn Áp-ram rồi từ đó ban phước và làm nổi danh Áp-ram. Quan điểm thiên định là tư tưởng lớn trong đức tin của Cơ- đốc giáo. Sự tồn tại của chúng ta phải đi trong chương trình tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta làm việc tích cực nhưng theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
3. Nguồn phước:
Những phát minh của người Do Thái đã góp phần đem đến cho nhân loại đầy đủ các phương tiện trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống thời hiện đại. Các học thuyết kinh tế đã làm cho khối lượng vật chất và nền tài chính thế giới tồn tại mạnh mẽ; Đã thay đổi những quốc gia lạc hậu, đói nghèo biết nắm bắt các quy luật thị trường để tái cân bằng lợi ích quốc gia, và thay đổi nền tài chính và kinh tế quốc gia trên trường quốc tế. Về phương diện tôn giáo và tâm linh. Chúa Jêsus trong thể tính con người, Kinh Thánh chép: “  Gia phả  Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít, con cháu Áp-ra-ham” ( Mat 1:1). Sự ra đời của Đấng Christ đã thay đổi lịch sử nhân loại; Ngài đã đem nguồn phước đến cho ai tin Ngài. Ngài làm thỏa lòng mọi người nhờ cậy Ngài. Cơ đốc giáo trở thành một ánh sáng lớn soi vào cho nhân loại niềm hy vọng vĩnh hằng.  Chúa Jêsus được môn đệ của Ngài là Giăng diễn tả: “ Đây là ánh sáng thật đã đến thế gian để soi sáng mọi người” ( Giăng 1:9) “ Nhưng bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì ban cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời” ( Giăng 1: 12). Lời Chúa đã soi dẫn vào đời sống của con người.
Chúa Jêsus Ngài xuống thế gian công bố về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Sự công bố Vương Quốc Chúa Trời đã mở ra một niềm hy vọng đầy vui mừng cho bất cứ ai tiếp nhận Ngài. Sự mở ra tia hy vọng cho ai tiếp nhận, đồng nghĩa với sự từ giả những tấm lòng hạn hẹp và sự hiểu biết giới hạn của con người. Đem đến một tương lai tươi sáng ở trên trời, và ngay trong lòng mình trên đất. Vương Quốc trên trời được Ngài thúc giục mọi người hãy ra đi rao giảng: “ Ngài phán với họ : “ Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu báp têm sẽ được cứu, nhưng ai không tin sẽ bị kết tội. Những người tin sẽ được các dấu lạ nầy kèm theo. Họ sẽ nhân danh ta đuổi quỷ, sẽ nói những ngôn ngữ mới, bắt rắn trong tay hay nếu uống nhầm chất độc cũng không bị hại, họ đặt tay trên người bệnh thì người bệnh sẽ lành” ( Mác 16:15-18).
Sự sống mới đã thay đổi từ đây. Lời hứa mới đã được nhận từ đây: “ Đức Chúa Jêsus đáp: “ Thật ta bảo các con không một ai vì Ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa , anh em , chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà bây giờ, ngay trong đời nầy lại không nhận gấp trăm lần hơn về nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con cái, đất ruộng cùng sự bắt bớ và sự sống đời đời trong đời sau. Nhưng có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối và người cuối sẽ trở nên đầu” ( Mác 10: 29-31).
Từ bỏ, để theo Chúa, để nghe Ngài dạy dỗ về đạo lý Nước Trời để tạo một mối quan hệ tốt đẹp và hữu hảo của con người đối với Trời và đối với người. Để Ngài dạy dỗ về vũ trụ, Nước Trời và đạo lý làm người. Để con người biết sự khôn ngoan mà hành xử cho có tình người, tình thương. Ngoài việc dạy dỗ con người ăn ở hiền từ, hiếu kính cha mẹ đương khi cha mẹ còn trên đất, như mọi tôn giáo. Chúa Jêsus còn dạy dỗ nhiều điều vượt ra khỏi sự hiểu biết giới hạn của con người.
Chúng ta sẽ bị chống đối trong buổi đầu tin Chúa !
Thời gian là sự nhiệm mầu để làm hòa dịu, hòa giải những đánh giá sai lầm về niềm tin tôn giáo. Khi sự hiểu biết trọn vẹn sẽ góp phần làm cho tình yêu giữa những người trong gia đình hiệp làm một; các gia đình  trong dòng tộc hiệp làm một; các giòng họ khác nhau hiệp làm một. Kết quả sau cùng không  mất ai còn thêm  lên. Hội Thánh của Chúa trên đất là một chứng minh thật sự về nhận định trên.
Người Do Thái không chỉ ở trung đông mà ngay trên thế giới thường bị “ xua đuổi”. Nhưng Đức Chúa Trời luôn  luôn bảo vệ họ. “ Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi; rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” ( Sáng 12: 3). Khi Cơ đốc giáo phát triển, có lẽ lịch sử của Israel  được nhiều người biết đến, và xứ Thánh trở thành một địa điểm du lịch của các tín hữu Cơ -đốc nói riêng và các tôn giáo liên quan đến Do Thái nói chung. Đã có rất nhiều cuộc chiến Đức Chúa Trời đánh  quân thù để bảo hộ cho người Israel.
Chúng ta sẽ bị chống đối trong quá trình truyền giáo!
Nhưng Chúa Jêsus đã biết trước điều đó, nên Ngài đã trang bị: “ Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu . Hãy vui mừng hớn hở vì phần thưởng của các con ở trên trời là rất lớn; bởi vì các nhà tiên tri trước các con cũng từng bị người ta bắt bớ như vậy” ( Mat 5:11).
Đức Chúa Trời luôn ở bên mỗi chúng ta trong từng bước đi. Chúng ta đã nhận sự phước hạnh hãy đem nguồn phước chia sẻ cho mọi người.
4.Kết luận: Để thân tặng cho bạn đọc và anh chị em trong Christ một phương châm sống có ích cho đời người, tôi xin trích dẫn lời của Chúa soi dẫn cho sứ đồ Phao-lô viết thư gửi cho tín hữu trong hội thánh của Đức Chúa Trời tại Tê-sa-lô-ni-ca:
“ Hãy tập sống yên lặng, việc ai nấy lo, và dùng chính đôi tay mình làm ăn sinh sống, như chúng tôi đã truyền cho anh chị em, để nếp sống của anh chị em được người ngoài kính trọng và anh chị em không thiếu thốn gì” ( Itê-sa-lô-ni-ca 4:11).


.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

THƠ TÂM LINH.


Sáng nay Chúa đánh thức dậy sớm cầu nguyện và đọc Kinh Thánh suy gẫm trong Mác 15:21-41, Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự. Cảm động và sáng tác một bài thơ:
HƯỚNG LÊN ĐỒI SỌ.
                      Mục sư LÊ VINH THÀNH
Con quỳ xuống lòng hướng lên đồi Sọ.
Suy gẫm rằng: Đường đá chởm –gồ ghề.
Mồ hôi đổ quyện máu đào Chúa chảy.
Thân xác Người đau đớn bởi dấu đinh.

Bởi vì sao Ngài phải chịu thập hình?
Dẫu biết trước con đường lên đồi Sọ.
- Chúa vâng phục chương trình Cha Thiên Thượng.
Hy sinh mình để cứu lấy muôn linh.

Người hẹp lượng hợp tác cùng ma quỷ.
Chúng nhạo cười xé rách áo Chúa ra.
Trong đau đớn Chúa kêu lên thành tiếng:
Đức Chúa ơi! Sao Ngài lìa bỏ con.

Huyết tuôn chảy lòng Chúa như mở rộng.
Dang bàn tay đón nhận kẻ ăn năn.
Không lời trách mà còn xin Thiên Chúa.
Cha ơi Cha, tha thứ việc họ làm.

Kêu một tiếng rồi Ngài trút linh hồn.
Lại là lúc quỷ vương kia thất bại.
Tấm màn lớn giữa đền thờ xé nát.
Mở một trang lịch sử Nước Trời.

Con quỳ xuống lòng hướng lên đồi Sọ.
Chúa Cứu Thế ơi! Con là tội nhân.
Cảm ơn Chúa đã tha hết lỗi lầm.
Ngài gánh trọn tội con trên thập tự.

                  Bình Qưới 29-10-2013

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Tâm Tình Hiến Dâng- giảng luạn


TÂM TÌNH HIẾN DÂNG.
                                                                                         Mục sư Lê Vinh Thành.
                   ( Chia sẻ Chủ Nhật 18/8/2013 tại Hội Thánh Báp-Tít Độc Lập Việt Nam)

Kinh thánh:
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đến làng Bê-tha-ni là nơi ở của La--xa-rơ, người mà Ngài đã khiến từ cõi chết sống lại. Họ dọn tiệc đãi Ngài tại đó. Ma-thê phục vụ, còn La-xa-rơ là một trong số những người ngồi cùng bàn với Ngài. Ma-ri lấy một cân dầu cam tùng nguyên chất rất quý giá xức chân Đức Chúa Jêsus, rồi dùng tóc mình lau chân Ngài. Mùi dầu thơm tỏa khắp nhà. Nhưng một trong các môn đồ của Đức Chúa Jêsus là Giu-đa-ích-ca-ri-ốt, kẻ sau nầy phản Ngài, nói rằng: “ Sao không bán dầu thơm nầy lấy ba trăm đơ-ni-ê để cho người nghèo? ”Anh ta nói vậy không phải vì quan tâm đến người nghèo, nhưng vì vốn là một tên trộm cướp, lại giữ túi tiền, nên anh ta thường lấy trộm tiền mà người ta bỏ vào đó. Đức Chúa Jêsus bảo: “ Hãy để cô ấy yên, vì cô ấy đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn cất Ta. Các con luôn có người nghèo ở với mình, nhưng các con không có Ta mãi đâu.”( Giăng 12:1-8 ).
Bài giảng:
I. Bối cảnh câu chuyện: 
 Trong thời  kỳ Cựu Ứơc Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên mỗi nhà giết  con chiên đực hoặc con dê đực một năm tuổi, không tì vết lấy huyết bôi lên hai thanh dọc và thanh ngang cửa ra vào của nhà nào ăn thịt con chiên đó. Đêm đó, Chúa sẽ đi khắp xứ Ai-cập hành hại con đầu lòng của Ai-cập kể cả súc vật. Khi thấy huyết bôi lên cửa của nhà nào, Chúa sẽ vượt qua và sẽ không có tai nạn nào giáng xuống tiêu diệt dân Y-sơ-ra-ên, để  họ  rời khỏi kiếp sống nô lệ ở Ai-cập mà tiến vào chiếm lĩnh vùng Đất Hứa. Từ đó, về sau hằng năm dân Do-thái tổ chức Lễ Vượt Qua để tưởng nhớ Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã giải cứu họ ( Xuất 12:1-28).
Sự kiện trên là hình bóng về sự chuộc tội của Đức Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là  “Chiên Con của Đức Chúa Trời” ( Giăng 1:29) đến thế gian bị giết bằng cách đóng đinh Ngài trên cây thập tự giá. Huyết vô tội của Ngài đổ ra để gánh tội lỗi của nhân loại, nếu ai tin Ngài thì sẽ được tha thứ tội lỗi.
 - Làng Bê-tha-ni: Cách thành Giê-ru-sa-lem khoảng ba ký-lô-mét ( Giăng 11:18). Nơi đây Chúa Jêsus đã tạo mối quan hệ tốt với một số gia đình. Chúa đã dạy Đạo cho Ma-ri và Ma-thê. Chúa yêu thương một số người và gọi họ là “ bạn của chúng ta” ( Giăng 11:11).Chúa chữa bệnh phong hủi cho Si-môn. Chúa làm cho La-xa-rơ sống lại sau khi đã chết bốn ngày. Vì vậy, các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si  họp Hội Đồng Công luận để lập âm mưu giết Ngài, vì sợ dân Do-thái bỏ họ theo Ngài, làm ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí và quyền lợi của họ.
 - Câu chuyện diễn ra trong một bữa tiệc do những người yêu mến Chúa ở làng Bê-tha-ni thết đãi Ngài để tỏ lòng  cảm ơn Chúa đã cứu chữa cho họ.
II. Nội dung câu chuyện
-         La-xa-rơ là người Chúa yêu thương, Chúa nói với các môn đồ:”La-xa-rơ  bạn của chúng ta…” . Người đã chết bốn ngày được Chúa cứu sống, đang ngồi dự tiệc với Ngài., là  anh trai của Ma-thê và Ma-ri. Hai người phụ nữ được ký thuật trong phúc-âm Lu-ca 10:38-42.
-         Ma-ri là một phụ nữ sống nội tâm, từ tốn. Khi Chúa đến nhà, lúc đó, Ma-thê thì ra tiếp đón Chúa Jêsus và bận rộn với việc phục vụ. Còn Ma-ri thì ở trong nhà, nhưng khi Chúa Jêsus vào nhà thì Ma-ri đến ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Lời Ngài. Theo Chúa thì Ma-thê lo lắng và bối rối nhiều việc, còn Ma-ri đã chọn lấy phần tốt, là phần không ai đoạt lấy của nàng được. Trong Giăng 11: 1-45, khi Chúa Jêsus đến để cứu La-xa-rơ, Ma-thê ra đón Chúa, lúc ấy Ma-ri ở trong nhà; Nhưng khi Chúa gọi thì Ma-ri bước đến phục dưới chân Ngài và nói: “ Thưa Chúa, nếu có Chúa ở đây thì anh con không chết”   ( Giăng 11:32).
Ma-ri mau nghe, chậm nói, tư tưởng tập trung, biết nắm lấy cơ hội.
Từ chỗ lĩnh hội tốt, thông suốt chương trình cứu rỗi của Chúa, khi hành động Ma-ri đã chọn một món quà tốt nhất, đó là một cân dầu cam tùng nguyên chất. Một loại hương liệu quý giá xức chân Đức Chúa Jêsus và dùng tóc mình lau chân Ngài. Đôi chân là nơi thấp nhất trong thân thể của Chúa Jêsus, nơi đó thường dính bụi, nhưng lại là nơi có giá trị bậc nhất đối với Ma-ri. Vì tại đó Ma-ri đã thấy mình chỉ đủ  ngồi dưới bệ chân của Ngài. Mái tóc của Ma-ri là nơi tôn vinh vẻ đẹp và sự quý trọng của con người, nhưng Ma-ri đã thấy sự quý trọng dưới đôi chân của Chúa Jêsus hơn vinh quang của mình. Sự yêu thương của Chúa Jêsus dành cho gia đình Ma-ri vượt trên tất cả những gì Ma-ri có về vật chất cũng như tinh thần và tâm linh để trả ơn cho Chúa.Chúa Jêsus đã giảng về Tin Lành  cho Ma-ri, Chúa Jêsus đã cứu sống người anh trai của mình là La-xa-rơ, sắp nữa đây Chúa Jêsus sẽ chết để chuộc tôi cho Ma-ri. Ma-ri đã dùng dầu cam tùng để ướp xác Chúa Jêsus, Ma-ri đã dâng hiến nhưng cô không nói về giá trị thật của cân dầu cam tùng, cô không tiếc  khi cô dâng hiến cho Chúa, cô không quan tâm đến những người chung quanh suy nghĩ gì về hành động của mình. Vượt lên trên điểm cao nhất là sự tỏ lòng biết ơn Chúa và dâng hiến những gì tốt nhất cho Ngài. Viết đến đây tôi nhớ đến lời một  bài hát từ trái tim của  một cơ đốc nhân, một nhạc sĩ: “ Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền…”. Ma-ri đã dâng hiến cho Chúa tất cả những gì mình có với một trái tim tự nhiên từ đáy lòng. Mặc cho những người chung quanh suy nghĩ gì về việc mình làm. Ma-ri đã trả lời một đáp số đúng trong bài toán cuộc đời về tình nghĩa Thầy –trò, món quà hiến dâng cho Chúa đã được Chúa Jêsus chấp nhận.
 Số dầu trên ban đầu Ma-ri có ý định để dành sử dụng cho riêng mình. Từ khi được dạy    dỗ Ma-ri đã thay đổi mục đích, dành lại  cho ngày ướp xác Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus  bảo: “ Hãy để cô ấy yên, vì cô ấy đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn cất Ta. Các con luôn có người nghèo ở với mình, nhưng các con không có Ta mãi đâu.
                                                                                                    ( Giăng 12:1-8 )
 Định tính giá trị của cân dầu cam tùng, ai tính chính xác cho bằng  kẻ yêu tiền: Giu-đa - ích-ca-ri-ốt. Hắn cho biết cân dầu cam tùng  tương đương ba trăm đơ-ni-ê. Theo chúng ta biết một ngày công thời bấy giờ được trả một đơ-ni-ê ( Mat 20:2). Số tiền đó tương đương một người làm việc gần một năm.
    Ngược lại với Ma-ri, Giu-đa -ích-ca-ri-ốt  là một môn đồ của Chúa, đã đi với Chúa nhiều ngày, được Chúa dạy dỗ mọi điều, chứng kiến các phép lạ Chúa Jêsus đã làm. Nhưng những gì Lời Chúa dạy không tồn tại trong Giu-đa –ích-ca-ri-ốt. Vì hắn là kẻ yêu tiền, Phao-lô có viết:“ Vì lòng tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác, một số người vì đeo đuổi nó mà lìa bỏ đức tin, tự chuốt lấy nhiều nổi đau nhức nhối” ( I Ti-mô-thê 6:10). Giăng viết rất rõ về Giu-đa-ích-ca-ri-ốt: “Nhưng một trong các môn đồ của Đức Chúa Jêsus là Giu-đa-ích-ca-ri-ốt, kẻ sau nầy phản Ngài, nói rằng: “ Sao không bán dầu thơm nầy lấy ba trăm đơ-ni-ê để cho người nghèo? ”Anh ta nói vậy không phải vì quan tâm đến người nghèo, nhưng vì vốn là một tên trộm cướp, lại giữ túi tiền, nên anh ta thường lấy trộm tiền mà người ta bỏ vào đó”. Giu-đa-ích –ca-ri-ốt theo Chúa, nhưng ông không làm theo Lời Chúa dạy; Hành động theo suy nghĩ của mình.

III. Bài học dạy dỗ:
-         Ma-ri đã biểu hiện một niềm tin cơ đốc đúng đắn về sự học tập chăm chú, lắng nghe và nắm hiểu thấu suốt chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
-         Từ sự hiểu biết trọn vẹn đem  đến cho Ma-ri có một đức tin tốt.
-         Qua  hai điều nói trên cho Ma-ri một tâm tình hiến dâng đúng thời điểm, đẹp lòng Chúa.
-         Những gì chúng ta có hãy tiết kiệm, để dành  khi cần  thiết hãy góp phần xây dựng cho công việc Chúa, làm vinh hiển Chúa.
-    Hãy học tập và làm theo Lời Chúa.
------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Người Sa-ma-ri nhơn lành-giảng luận


NGƯỜI SA-MA-RI NHƠN LÀNH.

                                                       MỤC SƯ LÊ VINH THÀNH
  ( Chủ Nhật, ngày 11 tháng 8 năm 2013 tại HT BT ĐLVN)
 Kinh thánh:                                                                              
“Khi ấy, có một luật gia đứng dậy hỏi để thử Đức Chúa Jêsus rằng: “ Thưa Thầy, tôi phải làm gì để hưởng sự sống đời đời ?”Ngài đáp: “ Trong luật pháp có chép điều gì? Người đọc và hiểu thế nào? Người ấy thưa: “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; Và yêu thương người lân cận như chính mình”. Đức Chúa Jêsus phán: “ Ngươi đáp phải lắm. Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống”.
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Đức Chúa Jêsus: “ Ai là người lân cận tôi? ” Đức Chúa Jêsus đáp: “ Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết quần áo và đánh đập rồi bỏ đi, để mặc người đó dở sống, dở chết. Bấy giờ, có một thầy tế lễ tình cờ đi xuống đường đó, thấy nạn nhân thì đi tránh qua bên kia đường. Tương tự như thế, một người Lê-vi cũng đến nơi, thấy rồi cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương xót liền áp lại, lấy dầu và rượu xức vào vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ để săn sóc. Ngày  hôm sau, ông lấy hai đơ –ni-ê đưa cho chủ quán rồi nói: “ Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, sau khi trở về tôi sẽ hoàn lại. Theo ngươi nghĩ, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp? Luật gia thưa: “ Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân”. Đức Chúa Jêsus phán: “ Hãy đi, làm theo như vậy”.( Lu-ca 10:25-37)

                                          GIẢNG LUẬN: 

Đạo đức học tôn giáo có điểm tương đồng với đạo đức học dân tộc. Có lẽ, từ những câu chuyện trong Kinh Thánh , đến những giáo lý tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trên nhân loại; Từ lý thuyết cộng hưởng với thực tế trải nghiệm, con người đã đưa ra những luận điểm luân lý dưới các hình thức văn hóa truyền khẩu, nhằm gửi gắm một thông điệp trong đạo đức xã hội. Trong câu chuyện ẩn dụ của Chúa Jêsus khắc họa hình ành về người Sa-ma-ri nhơn lành, cho ta nhớ về tục ngữ của người Việt Nam:“ Thương người như thể thương thân”. Dùng một ẩn dụ để trả lời một câu hỏi và đưa ra một ý tưởng sống, câu chuyện đã có tác động rất lớn về sự kêu gọi tình thương, như vũ khí chính ngôn về đạo đức hơn hai mươi  thế kỷ trôi qua, nhằm chống chia rẻ dân tộc, chống nạn phân biệt chủng tộc và kêu gọi tinh thần giúp đỡ , tương thân, tương ái trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới . Câu chuyện trên từng là một nguồn cảm hứng của một số quốc gia đồng ý miễn thuế cho ai đóng góp vào quỹ từ thiện ở các nhà thờ tôn giáo.
   Chúng ta, đi sâu vào tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể của câu chuyện, nhằm tìm lấy một ánh sáng lớn, như phần thưởng mà chúng ta đã nhận được từ Đức Chúa Trời. Từ đó, chúng ta thêm tự hào vì chúng ta đang góp phần nhân rộng hình ảnh người  Sa-ma-ri nhơn lành trong xã hội ngày nay.
Đọc Kinh Thánh bạn phải cần nhờ đến một vài tài liệu viết về phong tục, tập quán và một số tên gọi để chỉ việc làm của người xưa trong dân tộc Y-sơ-ra-ên. Cũng như địa lý, lịch sử  thời bấy giờ.
   Người Sa-ma-ri được biết đến trong Kinh Thánh nhằm bày tỏ một chủng tộc hơn là một tổ chức tôn giáo. Vua A-si-ri tiến chiếm cả xứ Pa-lét-tin và bao vây Sa-ma-ri trong ba năm. Sau đó chiếm Sa-ma-ri và đày dân Y-sơ-ra-ên sang A-si-ri và cho họ định cư tại Cha-la nước Mê-đi ( IICác Vua 17:5-6). Một số ít phụ nữ, trẻ em và dân nghèo còn tồn tại trong xứ Thánh. Vua A-si-ri đem người từ Ba-bi-lôn, Cu-tha, A-va, Ha-mát và Sê-phạt va-im đến định cư trong các thành của Sa-ma-ri ( IICác Vua 17:24). Các bộ tộc nầy mang theo tôn giáo của họ. Dân Y-sơ-ra-ên sót lại xứ Sa-ma-ri kết hôn với họ và trở thành dân Sa-ma-ri với  tôn giáo pha trộn. Khi những người Y-sơ-ra-ên bị bắt đi làm phu tù trở về quê hương để xây dựng đền thờ Giê-ru-sa-lem và quốc gia Do-thái, thì những người Do-thái ở Sa-ma-ri cũng tham gia, nhưng họ đã bị người Do-thái phu  tù phản đối và từ chối sự đồng công của họ. Người Do-thái cho rằng người Sa-ma-ri không tinh sạch bởi họ cưới gả và thờ thần của người ngoại quốc. Mâu thuẩn đó phát triển dần và kéo dài trong suốt lịch sử thời Tân Ứơc. Những người Do-thái phu tù trên đường đi từ Ga-li-lê xuống Giu-đa, họ cố tình đi qua sông Giô-đanh không đi qua Sa-ma-ri vì sợ ô uế. Ma-na-se là con trai của thầy tế lễ thượng phẩm Do-thái, đã cưới con gái của một nhân vật có quyền hành ở Sa-ma-ri và đi theo người Sa-ma-ri. Người Sa-ma-ri đã xây dựng đền thờ của họ trên núi Ga-đi-xim thuộc xứ Sa-ma-ri. Họ tôn quý năm cuốn sách Ngũ Kinh của Môi-se trong Cựu Ứơc. Có một số ít dân Do-thái đã bỏ tôn giáo của họ để lên núi thờ thần của người Sa-ma-ri. Chúa Jêsus và người đàn bà Sa-ma-ri được chép trong Tin Lành  Giăng 4:12, Người đàn bà đã nói tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp. Tôn giáo khác biệt và sự hòa lẫn huyết thống của người Sa-ma-ri vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hiện họ vẫn còn thờ trên núi Ga-ri-xim.
   Thầy Tế lễ  lần đầu tiên được thiết lập trong sứ vụ lãnh đạo của Môi-se. A-rôn, các con trai và hậu tự của ông được biệt riêng đời đời trong chức tế lễ. Vì tính cha truyền con nối nên thầy tế lễ phải chứng minh tính huyết thống trong dòng họ A-rôn. Công việc chính là trông nom lửa trên bàn thờ của lễ thiêu luôn cháy. Họ có y phục riêng dành cho chức tế lễ. Đi chân không khi vào đền thờ và khi vào đền tạm buộc họ phải rửa tay và chân. Họ được hưởng 1/10 số tiền thuế được nộp cho người Lê-vi. Được nhận bánh trần thiết, và thịt từ của lễ thiêu, lễ chay và của lễ đưa qua đưa lại. Họ cũng được hưởng một phần trong các chiến lợi phẩm. Họ có trách nhiệm dạy luật pháp của Đức Chúa Trời cho con cái của họ, đôi lúc tham gia như một tòa thượng thẩm trong các vụ vụ tranh cãi. Trong xã hội họ tự hào là giai cấp lãnh đạo tôn giáo thánh thiện nhất, đem tình thương Thiên Chúa vào trang bị cho nền pháp luật và đạo đức xã hội. Họ đại diện cho dân sự trong các việc liên quan đến Đức Chúa Trời. Khi không còn làm việc ở đền thờ, các thầy tế lễ hành đạo trong cương vị của một giáo sư Kinh Luật ( II Sử 15:3).
   Người Lê-vi có nhiệm vụ chăm sóc tài sản của đền thờ, lần đầu tiên được xuất hiện trong sứ vụ lãnh đạo của Môi-se. Họ có nhiệm vụ mang hòm giao ước và khí mạnh Thánh khi người Y-sơ-ra-ên di chuyển. Người Lê-vi không được hưởng bất cứ điều gì trong Đất Hứa. Nên họ không có tài sản và ruộng đất, ngược lại họ được ban 48 đồng cỏ cho bầy súc vật, được cung cấp của lễ do dân chúng trả cho họ. Họ như lực lượng bảo vệ của đền thờ và trung gian giữa dân sự với các thầy tế lễ. Họ phục vụ trong tòa công luận, ban lễ tân, ban nhạc trong ca đoàn của đền thờ và một số lễ quan trọng khác.
   Luật gia là người giải thích luật pháp ( Tít 3: 13), thường thì các thầy thông giáo giải thích luật công còn luật gia thì phân tích luật tư. Trong câu chuyện nầy vị luật gia hỏi để thử, và vị nầy đã giống như các các thầy thông giáo và người Pha-ri-si cậy công bình riêng. Có linh  tôn giáo không có sự liên hệ với Đức Chúa Trời. Mục đích dùng luật pháp sở trường về sự hiểu biết của mình để tấn công Chúa Jêsus. Luật gia đặt hai câu hỏi, làm gì để được sự sống đời đời? Và ai là người lân cận tôi?
“Khi ấy, có một luật gia đứng dậy hỏi để thử Đức Chúa Jêsus rằng: “ Thưa Thầy, tôi phải làm gì để hưởng sự sống đời đời ?”Ngài đáp: “ Trong luật pháp có chép điều gì? Người đọc và hiểu thế nào? Người ấy thưa: “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; Và yêu thương người lân cận như chính mình”. Đức Chúa Jêsus phán: “ Ngươi đáp phải lắm. Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống”. ( Lu-ca 10: 25-28).
Tâm lý luật gia hỏi để thử - biểu hiện một thái độ đạo đức giả và tỏ vẻ coi thường Chúa Jêsus. Chứ không phải hỏi để học. Câu hỏi đặt cho chúng ta có sự liên tưởng trong câu chuyện người thanh niên giàu có hỏi Chúa Jêsus trong Lu-ca 18: 18-30. Ở đây, Chúa Jêsus trả lời trong phong cách của một Giáo Sư Nước Trời hỏi một người có am hiểu về luật pháp trong ý thức văn tự. Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc và hiểu thế nào?
Sau câu trả lời, Chúa Jêsus đáp: Ngươi đáp phải lắm. Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống.
Nghĩa là: Về mặt lý thuyết điều đó đúng và căn dặn: Phải thể hiện bằng việc làm, bằng hành động. Cụ chế hóa luật lệ Nước Trời.
   “ Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Đức Chúa Jêsus: “ Ai là người lân cận tôi? ” ( Lu-ca 10: 29).
Chúa Jêsus không trả lời trực tiếp, mà Ngài bày tỏ ý tưởng bằng một ẩn dụ, để động não, suy nghĩ và tìm giải pháp để minh định câu trả lời. Ai là người lận cận? Chúa Jesus đặt trọng tâm đối tượng chính là người Sa-ma-ri. Cần phải sống và hành động như người Sa-ma-ri trong câu chuyện ẩn dụ. Ở đây, bao quanh Chúa Jêsus là người Do-thái, những người đang để ý lắng nghe từng Lời của Chúa. Ngài chọn chủ đề cần hòa hợp giữa các dân tộc, chính sự hòa hợp mới tạo sức mạnh cộng đồng. Chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Người Sa-ma-ri đã bị người Do-thái khinh miệt, tránh xa, bài xích. Thậm chí còn muốn họ bị tuyệt chủng. Sự tồn tại của người Sa-ma-ri đã bị người Do-thái xem như không có liên quan gì với họ.
Suốt 3 năm trong chức vụ truyền giáo Chúa Jêsus đã bị người Pha-ri-si và các thầy thông giáo tố cáo và buộc tội Ngài gần gũi với phường thâu thuế và những người tội lỗi. Trong ẩn dụ nầy Chúa Jêsus đã khẳng định tại sao Ngài phải hành động như thế. “ Đức Chúa Jêusu đáp: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc đâu, nhưng là người đau ốm, Ta  không đến để  gọi người công chính, nhưng gọi kẻ có tội ăn năn” ( Lu-ca 5: 31-32).
“Đức Chúa Jêsus đáp: “ Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết quần áo và đánh đập rồi bỏ đi, để mặc người đó dở sống, dở chết” ( Lu-ca 10: 30) Người bị rơi vào tay bọn cướp là một người không được kể có tên tuổi, có họ hàng, có địa vị, là ai, dân tộc nào… Là người đồng loại đang bị tổn thương về thể xác và tâm linh. Là người dở sống, dở chết, họ đang bị khinh miệt, đang cần những sự thương xót từ đồng loại. Họ đang cần sự an ủi, khích lệ, cứu vớt. Họ không cần những lý thuyết thông tuệ của các lãnh tụ tôn giáo. Đoạn đường từ Giê-ru-sa-lem đến thành Giê-ri-cô trong thực tế chỉ dài hơn 20 km nhưng rất nhiều bọn cướp bóc.
“Bấy giờ, có một thầy tế lễ tình cờ đi xuống đường đó, thấy nạn nhân thì đi tránh qua bên kia đường. Tương tự như thế, một người Lê-vi cũng đến nơi, thấy rồi cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương xót liền áp lại, lấy dầu và rượu xức vào vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ để săn sóc. Ngày  hôm sau, ông lấy hai đơ –ni-ê đưa cho chủ quán rồi nói: “ Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, sau khi trở về tôi sẽ hoàn lại. Theo ngươi nghĩ, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp? Luật gia thưa: “ Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân”. Đức Chúa Jêsus phán: “ Hãy đi, làm theo như vậy”( Lu-ca 10: 30-37).
Ba người cùng thấy một nạn nhân bị thương, cả ba đều có công việc riêng tư của mình. Hai người thầy tế lễ và người Lê-vi đang nói về đạo đức, là nhà hoạt động tôn giáo nhưng không hành động, họ sợ  có liên quan rắc rối, và đó cũng không phải là việc của họ, mặc dù họ đang rao giảng về đạo đức. Chúa Jesus đã từng quở họ: Nói nhưng không làm.  Người Sa-ma-ri bị Do-thái khinh miệt kia, họ có lòng thương xót, dừng lại lấy dầu để xức nhằm giảm đau và dùng rượu để sát trùng vết thương. Họ bỏ tiền ra, chấp nhận tốn kém và nhờ người trong quán trọ săn sóc, hứa sẽ trở lại và thanh toán số tiền chi phí trong việc săn sóc người bị thương.
Trong ẩn dụ trên những người Cơ đốc đầu tiên suy nghĩ rằng: A-Đam chính là người đàn ông bị kẻ cướp đánh đập, cũng là loài người đang bị sa ngã. Kẻ cướp chính là quyền lực tối tăm, sa tan. Giê-ru-sa-lem là Thiên đàng, Giê-ri-cô là địa ngục. Thầy tế lễ, người Lê-vi là linh tôn giáo. Quán trọ là Hội Thánh, Người  Sa-ma-ri nhơn lành là Chúa Jêsus đã bị người Do-thái tiêu diệt. Dầu là Lời của Chúa, có tác dụng giảm nổi đau nhân loại, an ủi người bị tổn thương;  Rượu là hành động đạo đức cụ thể và là đời sống của cơ đốc nhân trong Hội Thánh.ngày nay.  Quán trọ là Hội Thánh. Hội Thánh là nơi săn sóc người bị tổn thương. Hội Thánh là nơi Đức Chúa Jesus giao những người bị tổn thương để chúng ta dùng Lời Chúa chăm sóc họ và đời sống phước hành của chúng ta giúp đỡ họ xa rời lối sống thế gian. Hội Thánh đã được Chúa ban phước và sẽ được trả thưởng khi Chúa Jêsus trở lại. Hình ảnh của Người Sa-ma-ri nhơn lành là hình ảnh của Chúa Cứu Thế Jêsus. Và ngày nay Chúa muốn mỗi Cơ đốc nhân là người Sa-ma-ri nhơn lành.
Cả hai câu hỏi Chúa Jêsus đều có kết luận: “Hãy đi, làm theo như vậy”
Kết luận:
Ai cũng cần có tình yêu thương và sự giúp đỡ. Tình yêu thương từ trái tim đến trái tim. Chúa muốn chúng ta yêu đồng loại như chính trái tim mình. Ở đây, sự thương xót luôn đi kèm với sự tốn kém thời gian và tiền bạc. Nhưng những gì tưởng như mất kia lại được chính Đức Chúa Trời ban phước lại. Nếu mọi người làm theo Lời Chúa thì xã hội luôn tốt hơn. Sự ban cho bao giờ cũng có phước hơn là nhận lãnh. Chung quanh chúng ta có rất nhiều người đang bị dở sống dở chết về thuộc linh. Họ đang trên đường xuống địa ngục, nếu chúng ta không đem Tin Lành cứu rỗi đến cho họ, thì thật là một điều đáng tiếc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
                   





Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Chúa Jêsus nộp thuế-giảng luận


CHÚA JÊSUS NỘP THUẾ

                                                 Mục sư LÊ VINH THÀNH
( Chia sẻ Chủ Nhật ngày 28/7/2013 tại HT Báp-Tít Độc Lập Việt Nam).

“ Cả hội đồng đứng dậy giải Ngài đến trước Phi-lát. Họ bắt đầu tố cáo Ngài rằng: “ Chúng tôi đã phát hiện người nầy xúi giục dân chúng nổi loạn, ngăn cấm chúng tôi nộp thuế cho Sê-sa và xưng mình là Đấng Christ, là Vua” ( Lu-ca 23:1-2).

  1.  Chúa Jêsus có ngăn cấm nộp thuế cho Sê-sa ?
     a. Đóng thuế cho đền thờ:
         “ Khi đến thành Ca-bê-na-um, những người thu thuế đền thờ đến hỏi Phi-e-rơ : “ Thầy các anh có nộp thuế không ?” Phi-e-rơ đáp: “ Có” Khi Phi-e-rơ vào nhà Đức Chúa Jêsus hỏi người trước:  “ Si-môn ơi, con nghĩ sao? Các vua thế gian bắt ai làm sưu, đóng thuế? Các con trai mình hay người ngoài. Phi-e-rơ thưa: “ Người ngoài”. Ngài phán rằng: “ Vậy thì các con trai được miễn”. Nhưng để khỏi tạo cớ vấp phạm cho họ, con hãy ra biển câu cá, bắt lấy con cá nào mắc câu đầu tiên, mở miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc. Hãy lấy đồng bạc ấy đóng thuế cho Ta với con” ( Ma-thi-ơ 17: 24-27).
   b.Hoàn cảnh lịch sử thời Chúa Jêsus xuất hiện: ( Từ 63 TC và 600 SC)
         Do-thái nằm dưới sự cai trị của Đế Quốc La-mã. Đế quốc La-mã thực thi chính sách dùng người bản xứ để cai trị người bản xứ. Do vậy, họ cử Antipater, người xứ Ê-đôm làm tổng trấn toàn vùng. Sau đó, con trai của Antipater kế thừa và tự xưng là Hê-rốt Đại Vương. Chính vị vua nầy đã ra lịnh giết tất cả các bé trai từ hai tuổi trở xuống tại thành Bết-le-hem và các vùng phụ cận. ( Ma-thi-ơ 2:16). Hơn 30 năm sau một người con trai của ông là Hê-rốt Antipas đã giết Giăng Báp-tít ( ( Mác 6:14-29). Và chế giễu Chúa Jêsus ( Lu-ca 23:7-12). 14 năm sau cháu nội của Hê-rốt Đại Vương là Hê-rốt Ac-rip-ba  I giết sứ đồ Gia-cơ ( Công 12:1-2), 16 năm sau nữa chắc nội của Hê-rốt Đại Vương là Ac-rip-ba  II đã xét xử Phao-lô ( Công 25:13-16).
      c. Luận về thuế:
          Dân chúng Do-thái thời ấy phải đóng thuế cho hai quyền lực: Tôn giáo và chính quyền. Đóng thuế cho Đền thờ để nuôi sống giai cấp tăng lữ và xây dựng-trùng tu đền thờ. Đóng thuế cho đế quốc La-mã để nuôi chính quyền Hê-rốt và  cơ quan công quyền của đế quốc La-mã.
Thuế là gì trong định nghĩa ngày nay? Theo Wikipedia Thuế hay thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
Đóng thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.
   -  Thuế Đền thờ:   Thời ấy, nam giới trên 20 tuổi phải đóng thuế cho Đền thờ, khoảng 1/2 Siếc-lơ Ga-li-lê (ngoại trừ phụ nữ, trẻ em và nô lệ được miễn) ( Xuất 30:13-14 ). Kể cả những người Do-thái sống ngoài lãnh thổ Pa-lét-tin. Lúc bấy giờ  có nhiều loại tiền tệ lưu thông trên nền tài chính Do-thái. Nhưng việc đóng thuế cho Đền thờ phải bằng chính tiền Do-thái. Đóng các loại tiền khác xem như ô uế.
 “ Si-môn ơi, con nghĩ sao? Các vua thế gian bắt ai làm sưu, đóng thuế? Các con trai mình hay người ngoài. Phi-e-rơ thưa: “ Người ngoài". Chúa đã nêu lên một tình nghĩa Phụ-Tử. Thiên Chúa không đòi hỏi ở con mình.
Và đặc biệt các Rabi  được miễn thuế. Như vậy, Chúa Jêsus cũng là Rabi –tức là Thầy dạy luật pháp Nước Trời. ( Giăng 18:20) Nhưng người Do-thái đã không thừa nhận  vai trò Rabi của Chúa Jêsus.Cho nên họ đã nhận phần thuế của Ngài. Dân Do-thái trung tín trong việc nộp thuế cho Đền thờ, vì không nộp thuế họ sợ gây cớ vấp phạm cho đồng bào vì chống lại luật tổ tiên và sự cố tình ly khai Y-sơ-ra-ên.Ở một phương diện khác, đóng thuế cho đền thờ để cho người Do-thái giáo không chỉ trích người Cơ đốc giáo bỏ trách nhiệm trong tinh thần dân tộc. Về ý nghĩa,việc đóng thuế của Chúa Jêsus đã góp phần xây dựng đức tin đúng đắn cho Cơ đốc nhân ngày nay. 
" Nhưng để khỏi tạo cớ vấp phạm cho họ, con hãy ra biển câu cá, bắt lấy con cá nào mắc câu đầu tiên,    mở miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc. Hãy lấy đồng bạc ấy đóng thuế cho Ta với con” ( Ma-thi-ơ 17: 27”.
Phi-e-rơ là ngư phủ, việc bắt cá không mấy khó khăn, Chúa Jêsus đã dùng sở trường của Phi-e-rơ để thực hiện một phép lạ. Cho Phi-e-rơ biết rằng Ngài có quyền năng. Trong thế quyền Ngài đủ tư cách để miễn thuế.Gửi thông điệp: Sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. 
Chúa Jêsus không chống lại việc đóng thuế cho đền thờ. 
   2. Chúa Jêsus có ngăn cấm dân Do-thái nộp thuế cho Sê-sa:
    a. Kinh Thánh: 13 Sau đó họ sai một số người Pha-ri-si và một số người của Hê-rốt đến gài bẫy để Ðức Chúa Jêsus lỡ lời. 14 Họ đến với Ngài và nói, “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và không thiên vị ai, vì Thầy không cả nể ai, nhưng cứ theo chân lý dạy dỗ đường lối của Ðức Chúa Trời. Có nên nộp thuế cho Sê-sa không?Chúng tôi nên nộp hay không nên nộp?”15 Nhưng khi thấy vẻ đạo đức giả của họ, Ngài nói với họ, “Tại sao các ngươi muốn thử Ta? Hãy đem cho Ta xem một đồng tiền.”16 Họ đưa cho Ngài một đồng tiền. Ngài hỏi họ, “Hình ảnh và danh hiệu nầy của ai?”Họ trả lời Ngài, “Của Sê-sa.”17 Ðức Chúa Jêsus nói với họ, “Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa, và hãy trả cho Ðức Chúa Trời những gì của Ðức Chúa Trời.” Họ đều sững sờ về câu trả lời của Ngài.
       b. Hai nhóm khác biệt:
           Những kẻ gài bẫy Chúa Jêsus đến từ hai nhóm khác biệt, họ giữ lấy những niềm tin đối ngược nhau.
        -         Người Pharisi: Là một hội đoàn tôn giáo, quan tâm đến phong tục truyền thống cổ của người Do-thái.  Là những nhà bảo thủ tôn giáo của thời buổi ấy. Họ thiên về với luật pháp, trong đó họ tìm cách giữ lấy từng chữ của Luật pháp Đức Chúa Trời sao cho thật trọn vẹn. Họ kiêu ngạo và cậy công bình riêng. Họ không có mối liên hệ nào với Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã nhiều lần quở trách họ.Quan điểm chính trị họ thuộc chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Cam chịu dưới sự cai trị của đế quốc La-mã để dễ bề hoạt động tôn giáo, nhưng cũng rất muốn tìm cách thoát ra.
        -          Đảng Hêrốt là một đảng chính trị giữa vòng những người Do thái, ủng hộ Vua Hêrốt. Họ là nhóm hưởng lợi ích vì cớ sự chiếm đóng của người Lamã.  La-mã cai quản xứ sở của họ, dân chúng Do-thái  được tự do tôn giáo, chính đảng Hê-rốt được bảo hộ của đế quốc La-mã. Họ tìm cách đưa văn hóa La-mã vào Y-sơ-ra-ên, và chống đối người Do-thái  chống nghịch đế quốc La-mã.
      Hai nhóm nầy là hai cực đối lập, họ đến với nhau vì mục tiêu chung: Tìm cách giết Chúa Jêsus ( Mác 3:6).
      Trong thế quyền Chúa Jêsus đi con đường không cùng với họ. Không chủ trương bạo động. “…Ai cầm gươm thì sẽ chết vì gươm” ( Ma-thi-ơ 26:52). Chúa Jêsus có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, có mối quan hệ với người lân cận theo tình yêu thương. Có hình thức tổ chức quản trị không phải bằng thống trị, cai trị hay mệnh lệnh mà là đầy tớ cho anh em mình ( Ma-thi-ơ 20:26). Yêu thương kẻ thù nghịch, cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. Trong số họ về sau  bỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của họ, đi theo đường hướng của Chúa Jêsus. Trong số 12 môn đồ của Chúa Jêsus có  Si-môn Xê-lốt người Ca-na-an, là một thành viên của đảng phái chính trị có lòng ái quốc cuồng nhiệt, tin tưởng sự độc lập của Y-sơ-ra-ên và bất hợp tác với đế quốc La-mã. Chúa Jêsus phục sinh đã “tái sinh” đời sống của ông, và sử dụng lòng nhiệt thành của ông cho công việc Nước Trời.. Một nhân vật thứ hai là nhân viên thuế vụ Ma-thi-ơ (Ma-thi-ơ 10:3). Dân Do-thái rất ghét các viên chức thuế vụ vì làm tay sai cho đế quốc La-mã. Ma-thi-ơ đã được Chúa Jêsus dạy dỗ đúng đắn trở thành môn đồ của Ngài.. Điều đó cho thấy đạo đức và quyền năng của Chúa Jêsus trong sứ vụ rao giảng Tin Lành của Nước Trời đã vượt xa  tôn giáo và chính nghĩa của các đảng phái chính trị  đương thời. Về sau Phao-lô cũng là một thành viên tích cực của nhóm Pha-ri-si đã bị Chúa Jêsus phục sinh bắt phục, trở thành một người học trò xuất sắc trong việc đem Tin Lành đến cho dân ngoại.
      c. Vương Quốc Thiên Đàng:
     "  Họ đến với Ngài và nói, “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và không thiên vị ai, vì Thầy không cả nể ai, nhưng cứ theo chân lý dạy dỗ đường lối của Ðức Chúa Trời. Có nên nộp thuế cho Sê-sa không?Chúng tôi nên nộp hay không nên nộp?”15 Nhưng khi thấy vẻ đạo đức giả của họ, Ngài nói với họ, “Tại sao các ngươi muốn thử Ta? Hãy đem cho Ta xem một đồng tiền.”16 Họ đưa cho Ngài một đồng tiền. Ngài hỏi họ, “Hình ảnh và danh hiệu nầy của ai?”Họ trả lời Ngài, “Của Sê-sa.”17 Ðức Chúa Jêsus nói với họ, “Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa, và hãy trả cho Ðức Chúa Trời những gì của Ðức Chúa Trời.” Họ đều sững sờ về câu trả lời của Ngài.
      Hình ảnh và danh hiệu trên đồng tiền thể hiện vương quốc trên đất của đế quốc La-mã. Một thế lực quyền bính của thế quyền. Nhưng đồng thời Chúa Jêsus cũng công bố một Vương Quyền với vị Vua Đời Đời,  vị Vua không chỉ giới hạn của thời gian và không gian, mà là Đức Chúa Trời đáng tôn thờ.Ngài là Vua tạo ra loài người, đang dẫn dắt loài người và là Đấng tạo nên lịch sử của nhân loại.
     " Chính Ta là Đấng dùng quyền năng lớn lao và cánh tay giang ra mà tạo dựng trái đất, loài người và loài thú trên mặt đất và ban đất ấy cho ai tùy ý Ta" ( Giê-rê-mi 27:5).
    "  Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa phế lập các vua" ( Đa-ni-ên 2:21a)
     3. Kết luận:
          Chúa Jêsus không chống đối nộp thuế cho đền thờ, nhà nước, mà còn công bố một nhà nước tồn tại trong sự thật, nhà nước vượt trên thế quyền, thống trị thế quyền và vĩnh hằng: Tồn tại đời đời.Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
-----------------------------

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tư tưởng thần học của Phao-lô - Đề tài nghiên cứu

TƯ TƯỞNG THẦN HỌC CỦA PHAO -LÔ.
                                                                        Mục sư LÊ VINH THÀNH

                                                                       BỐ CỤC 

II. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAO-LÔ:
   1. Tuổi trẻ.
   2. Tiếp nhận Đấng Christ.
   3. Truyền giáo.
   4. Vai trò của Phao-lô với Hội Thánh đầu tiên.
III. TƯ TƯỞNG THẦN HỌC CỦA PHAO -LÔ:
   1. Đức tin và sự xưng công chính.
   2. Quyền Sứ đồ.
   3. Tội lỗi và quyền lực tối tăm.
   4. Luận giải về sự cứu rỗi và luật pháp Môi-se.
   5. Thánh Linh Học.
   6. Hội Thánh là thân thể Đấng Christ.
   7. Sự sống mới.
   8. Quan điểm về xã hội học.
   9. Quan điểm về Vương Quốc Thiên Đàng và lai thế.
IV. KẾT LUẬN.
------------------------------------------------------------------------------
I.CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAO-LÔ:
   1. CUỘC ĐỜI PHAO-LÔ:
       - Phao-lô còn gọi là sau -lơ, là một Sứ đồ cột trụ trong Hội Thánh đầu tiên, vị Sứ đồ của dân ngoại, một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Cơ Đốc Gíao thời kỳ sơ khai.
     - Phao-lô là người Do-thái, sinh tại Tạt-sơ( Tarsus), xứ Si-li-si (Cilicia)( Công vụ 9:11; 21:39; 22:3), một thành phố phía đông của biển Địa Trung Hải ( nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều sử gia tiên phỏng Ông xuất hiện vào khoảng giữa năm thứ 5-10 sau Công nguyên.Phao-lô đã được trưởng dưỡng ở thành phố Giê-ru-sa-lem, được học với thầy Rabbi nổi tiếng đương thời là Ga-ma-li-ên. Ông được cắt bì ngày thứ 8, thuộc dòng dõi Y-sơ-ra-ên, bộ tộc Bên-gia-min, là người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ ( Phi-líp 3:5).Thuộc người Pha-ri-si . Khi chưa gặp Chúa Jêsus phục sinh, Ông là người theo Do-Thái-Giaó, thẳng tay bắt bớ và cố tiêu diệt Hội Thánh của Đức Chúa Trời, hăng say với các giáo lý-giáo luật truyền thống của tổ tiên ( Gal 1:13-14)
     - Phao-lô nói tiếng Hi-lạp, ngôn ngữ phổ biến thời bấy giờ ( Công 21:37) và tiếng Hê-bơ-rơ của người Do-thái. Phao-lô có quốc tịch Rô-ma ( Công vụ 22:27-28), quyền nầy là một lợi thế đã được Sứ đồ Phao-lô sử dụng để tranh luận với phe đối lập nhằm bênh vực cho chức vụ và công việc truyền giáo của Phao-lô.(công vụ 16:37-38; 22:25-29; 23:27-28).
     - Không giống như mười hai vị Sứ đồ đầu tiên, được Chúa Jêsus kêu gọi và dạy dỗ, chứng kiến công việc truyền giảng và phép lạ Chúa Jêsus đã làm. Phao -lô nhiệt tình bắt bớ những người tin Chúa Jêsus vì Ông là người say mê truyền thống tổ tiên và là người theo Đạo Do-thái  Giaó. Sự xuất hiện của Chúa Jêsus và công việc Chúa làm đã thay đổi rất nhiều qui cũ đã được định hình về mặt tôn giáo lúc bấy giờ. Số người nghèo khổ, bệnh tật, quỷ ám  và nhóm người bị khinh bỉ được Chúa Jêsus tiếp cận và chữa lành. Các thầy thông giáo dòng Pha-ri-si, Sa-đu-sê bị Chúa Jêsus lên án. Ngài đã đến và truyền rao về Vương Quốc của Đức Chúa Trời, Ngài công bố Ngài là Con của Đức Chúa Trời...Trong cách nhìn của giới quý tộc, trí thức và tôn giáo đương thời, mà đại diện là phái Sa-đu-sê và dòng Pha-ri-si nhìn Jêsus như một người chống đối, làm loạn và dị giáo. Phao-lô là một thành viên trong nhóm có cách nhìn như vậy. Cậy sự khôn ngoan và hiểu biết của mình, Phao-lô cho  rằng Chúa Jêsus bị hành hình trên thập tự giá là một sự rủa sả mà Đức Chúa Trời trừng phạt hơn là sự ban phước.

Ông đã tán thành việc một người theo Jêsus là Ê-tiên bị giết, Phao-lô tàn hại Hội Thánh, xông vào từng nhà bắt đàn ông lẫn đàn bà bỏ tù. Thậm chí xin thầy tế lễ thượng phẩm viết thư giới thiệu đến các nhà hội ở Đa-mách bắt trói những môn đồ  và những người thuộc về Jêsus để giải về Jê-ru-sa-lem. Trên đường đi gần đến thành Đa-mách. Phao-lô đã bị ánh sáng từ trời chiếu lòa trên đôi mắt, ông té xuống và có tiếng phán: " Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ sao ngươi bắt bớ Ta? Ông thưa: " Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa Phán Ta chính là Jêsus mà ngươi đang bắt bớ " ( Công vụ 9:4-5). Câu hỏi của Chúa Jêsus: " Sao ngươi bắt bớ Ta" mà sau nầy trong các tác phẩm của Phao-lô đã làm nổi bật ý nghĩa của câu hỏi nầy. Như Đấng Christ là đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể Chúa. Hay là: " Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong anh em sao, nếu người nào phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt người ấy, vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, và đền thờ ấy chính là anh em" ( ICô-rinh-tô 3:16-17)." 
     - Chúa Jêsus đã làm cho mắt Phao-lô mù trong ba ngày, sau đó Ngài dùng môn đồ của Ngài là A-na-nia đến để đặt tay cầu nguyện và làm báp-têm cho Phao-lô. Sau đó, Phao-lô đã được sáng mắt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và công bố Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, và mạnh mẽ biện luận Chúa Jêsus là Đấng Christ.
     - Phao-lô được kính trọng và yêu thương như một vị Thánh bởi các giáo hội trong Cơ Đốc Gíao: Công Gíao Rô-ma, Chính Thống Giaó Đông Phương, và các Giaó hội thuộc các hệ phái Tin Lành.
      - Từ một người đang bắt bớ Hội Thánh, bảo vệ tính chính thống của Do Thái Giaó, sang rao giảng Đấng Christ là trung tâm của Đạo Chúa, và Ông đã đem kiến thức trong Kinh Thánh Cựu Ước để giải thích tính chính thống trong sự xuất hiện của Chúa Jêsus Christ. Phao-lô đã trở thành nhà cải cách cho cả Do-Thái-Giaó và Cơ Đốc Giaó. 
     - Trong thư gửi cho các anh chị em ở Cô-rinh-tô, Phao -lô đã xác lập quan điểm thần học của mình:
 " Trong lúc người Do-thái đòi dấu lạ, người Hi-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng Đấng Christ bị đóng đinh vào thập tự giá, điều mà người Do-thái cho là sai lầm, còn dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những người được kêu gọi, cả Do-thái hay Hi-lạp thì Đấng Christ là quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời" ( ICôr 1:22-24).
     -  Phao-lô chịu ảnh hưởng của văn hóa Hi-lạp, và là người Do-thái thuộc dòng Pha-ri-si học với các Rabbi, Đức Chúa Trời đã chọn Phao-lô để xây dựng đức tin của Cơ đốc giáo trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Các thư tín của Phao-lô góp phần vào Kinh Thánh, làm cho nổi bật tính trung tâm của Đấng Chirist trong suốt chiều dài của Kinh Thánh. 
     - Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái  Giaó cũng như những người Do-thái đương thời  đã gây rất nhiều khó khăn cho công việc truyền giảng Tin lành của Phao-lô.  
     - Chúa Jêsus đã chọn Phao-lô là một Sứ đồ để đem Tin Lành đến cho dân ngoại, các Vua và các con dân Y-sơ-ra-ên ( Công vụ 9:15). Điều đó, Phao-lô có nhận thức rất rõ, và Ông nhận lấy như một quyền đến từ Đức Chúa Trời, Nhận quyền ấy như một trọng trách mà Phao-lô luôn phải giữ mình. Phao-lô vui lòng không vì những danh lợi tầm thường của thế gian, Ông phụng sự Thiên Chúa với một trách nhiệm cao cả và đã thành công. Sứ đồ Phao-lô đã đem Tin Lành cho các quốc gia Châu Âu, và qua Phao-lô Cơ Đốc Giaó đã phát triển, các tác phẩm của Phao-lô đã góp phần làm cho  Kinh Thánh đầy đủ và trọn vẹn theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Có thể nói rằng: Tư tưởng thần học của Phao-lô là tư tưởng thần học của Cơ Đốc Giaó.
                                                                                                                  ( còn tiếp)